Site icon Medplus.vn

Bà bầu bị đau xương cụt phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Bà bầu bị đau xương cụt phải làm sao

Bà bầu bị đau xương cụt phải làm sao

Bà bầu bị đau xương cụt phải làm sao?

Bị đau xương cụt  trong thời kỳ mang thai là tình trạng có thể xảy ra đối với các mẹ bầu. Đau xương cụt khi mang thai là tình trạng bà bầu cảm thấy đau nhức hoặc nhói ở vùng mông hoặc hông. Cơn đau này có thể lan xuống vùng háng, hai bắp chân, đầu gối và thậm chí là mắt cá chân nữa.  Dự kiến, cơn đau sẽ tăng lên rất nhiều ở giai đoạn gần đến ngày sinh. Một số trường hợp sau khi sinh, người mẹ vẫn còn cảm thấy đau vùng xương cụt. Có rất nhiều mẹ bầu nhầm lẫn giữa đau xương cụt và đau hông. Nhưng sự thật là xương cụt được tạo nên bởi 5 đốt sống hình tam giác nối liền với xương hông, nằm giữa xương sống và xương hông. Vậy bà bầu bị đau xương cụt  phải làm sao?

Bà bầu bị đau xương cụt  là tình trạng khá phổ biến xảy ra trong thời kỳ mang thai. Bà bầu được khuyến cáo nên ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, tập thể dục thường giảm đau nhức.

Nguyên nhân khiến bà bầu bị đau xương cụt

Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn tới mẹ bầu tiểu khó khi mang thai:

1. Sự thay đổi hormone trong thai kỳ

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, cơ thể sẽ tiết ra hormone relaxin và estrogen, cả hai đều có ảnh hưởng đến các dây chằng ở khu vực gần xương cụt, khiến mẹ bầu gặp phải những cơn đau khó chịu.

2. Thai nhi phát triển

Trong những tháng cuối thai kỳ, phần đầu của em bé thường chèn vào xương cụt của mẹ. Đây chính là lý do khiến bà bầu có cảm giác mệt mỏi và đau nhức xương khớp.

Bất kỳ hoạt động nào như đi bộ, đạp xe, thậm chí đơn giản là ngồi hay đứng đều có thể gây đau đớn. Vì vậy mà mẹ bầu nhất thiết phải thật thận trọng khi làm bất cứ điều gì trong giai đoạn này.

3. Căng cứng cơ

Sự căng cứng cơ vùng xương chậu, hông cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng đau xương cụt khi mang thai. Căng cứng cơ có thể bắt nguồn từ những tư thế sinh hoạt, vận động bất hợp lý hay là do việc đứng hoặc ngồi ở cùng một tư thế quá lâu.

4. Các bệnh lý trong thai kỳ

Bệnh xương khớp, ung thư vùng chậu hay rối loạn chức năng xương mu cũng có thể góp phần làm nên chứng đau này ở mẹ bầu, nhất là với căn bệnh ung thư vùng chậu. Ngoài ra, việc bà bầu bị rối loạn tiêu hóa, táo bón cũng sẽ ảnh hưởng, gây khó chịu ở vùng xương cụt.

Những tình trạng bị đau xương cụt thường gặp ở bà bầu

Các mẹ bầu bị đau xương cụt  thường có những dấu hiệu triệu chứng sau:

Cách chăm sóc cho bà bầu bị đau xương cụt

Dưới đây là một số lưu ý để chăm sóc mẹ bầu bị đau xương cụt  hiệu quả nhất:

Bà bầu bị đau xương cụt có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Trong giai đoạn mang thai thì trên 80% thai phụ phải đối diện với chuyện đau xương cụt này ở mức độ nhiều ít khác nhau. Đau xương cụt trong thai kỳ tuy phổ biến, không gây nguy hiểm cho mẹ và bé nhưng có thể khiến thai phụ khó chịu, khổ sở trong suốt thai kỳ

Ngoài ra, việc đau nhức, mệt mỏi sẽ khiến mẹ rơi vào tình trạng chán ăn. Đây là yếu tố không tốt vì sẽ ảnh hưởng đến sự hấp thu dinh dưỡng và sự phát triển của thai nhi.

Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc về về bà bầu bị đau xương cụt  phải làm sao? Bà bầu bị đau xương cụt  có ảnh hưởng đến thai nhi không và những lưu ý khi mẹ bầu bị đau xương cụt .

Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.

Xem thêm bài viết:

Nguồn: Tổng hợp

Exit mobile version