Site icon Medplus.vn

Bà bầu bị dư sắt phải làm sao? Có ảnh hưởng tới thai nhi không

Bà bầu bị dư sắt phải làm sao

Bà bầu bị dư sắt phải làm sao

Bà bầu bị dư sắt phải làm sao ?

Bị dư sắt trong thời kỳ mang thai là tình trạng có thể xảy ra đối với các mẹ bầu. Khi lượng sắt được nạp vào cơ thể vượt quá mức cần thiết. Sẽ làm tăng lượng sắt trong máu, mang lại cho bạn nguy cơ các bệnh tiểu đường thai kỳ hoặc mất cân bằng oxi hóa (một tình trạng mất cân bằng của cơ thể có thể dẫn đến hiếm muộn, tiền sản giật hay sảy thai , và cũng liên quan đến các bệnh cao huyết áp, tim mạch và suyễn). Vậy bà bầu bị dư sắt phải làm sao?

Mẹ bầu bị dư sắt là tình trạng có thể xảy ra trong thời kỳ mang thai. Bà bầu được khuyến cáo nên điều chỉnh lượng sắt qua chế độ ăn uống hằng ngày.

Dấu hiệu bà bầu bị dư sắt

Một vài triệu chứng phổ biến khi mẹ bầu bị thừa sắt:

Cách khắc phục cho bà bầu bị dư sắt

Dưới đây là một vài lưu ý cho mẹ bầu có lượng sắt dư:

Bà bầu bị dư sắt ảnh hưởng đến thai nhi không?

1. Tiểu đường thai kỳ

Lượng sắt dư thừa ở tuyến tụy sẽ gây ảnh hưởng xấu đến quá trình sản xuất insulin khiến tăng lượng đường trong máu, dẫn đến việc bà bầu gặp phải bệnh tiểu đường thai kỳ. Tiểu đường thai kỳ khiến cho thai nhi khi sinh ra hay bị vàng da, hệ hô hấp khó hoàn thiện, chưa kể bà bầu có nguy cơ sinh non.

2. Viêm khớp

Bà bầu thừa sắt thường hay dẫn tới bệnh viêm khớp do lượng sắt làm tổn thương các mô, phá hủy lớp bao phủ xương nên dẫn tới tình trạng đau lưng, nhức mỏi chân… trong thai kỳ.

3. Ngộ độc

Khi bà bầu bổ sung quá liều lượng sắt cần thiết, bà bầu sẽ đối diện với nguy cơ bị ngộ độc. Nếu gặp những triệu chứng như buồn nôn, đau bụng, người xanh xao, tim đập nhanh bất thường, sốt… bà bầu cần lập tức đến ngay các bệnh viện để các bác sĩ kiểm tra vì có thể đã bị ngộ độc vì dùng quá liều viên sắt bổ sung.

4. Ảnh hưởng tâm lý

Thừa sắt khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược, chính vì thế nó ảnh hưởng đến tâm lý của bà bầu, khiến bà bầu lúc nào cũng thấy căng thẳng, ức chế, người uể oải, chán nản, chán ăn, tâm lý thay đổi thất thường…

5. Sạm da

Thừa sắt ở bà bầu khiến cho sắc tố da thay đổi vì không thể chuyển hóa các chất ở các tế bào.

6. Những căn bệnh nguy hiểm về gan

Lượng sắt dư thừa tích lũy lâu trong cơ thể thai phụ sẽ tạo áp lực lên gan và lá lách, về lâu dài dẫn đến suy lách, suy gan, đái tháo đường do rối loạn chức năng tụy. Sắt thừa còn gây ra các bệnh lý về tim mạch, đột quỵ, parkinson và ung thư. Xơ gan hoặc ung thư gan là những căn bệnh mà bà bầu có nguy cơ gặp phải nếu cơ thể dư thừa lượng sắt lớn.

7. Ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi

Trong thai kỳ bà bầu thừa sắt sẽ khiến cho thai nhi phát triển khó khăn do quá trình tạo máu bị cản trở vì lượng sắt tự do trong máu tăng. Trẻ dễ bị sinh non và khi sinh thì dễ gặp nhiều trường hợp nguy hiểm phát sinh.

Phụ nữ mang thai bị thừa sắt sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng cho cả mẹ và bé. Khi lượng sắt trong cơ thể tăng lên quá mức dẫn tới tăng nồng độ sắt tự do và lượng huyết sắc tố hemoglobin. Điều này có thể gây khó khăn cho quá trình vận chuyển máu và oxy từ mẹ sang thai nhi. Kết quả có thể dẫn đến bé bị thiếu cân, sinh non và thậm chí là tử vong.

Bà bầu bị dư sắt cần lượng sắt như thế nào là vừa đủ ?

Phụ nữ mang thai cần phải bổ sung sắt trong suốt quá trình mang thai với một mức độ vừa phải để đảm bảo lượng sắt trong cơ thể không bị thiếu cũng sẽ không bị thừa. Trung bình, mỗi ngày phụ nữ mang thai cần phải nạp vào cơ thể 15mg sắt.

Tuy nhiên, có một số nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng việc bổ sung sắt vào cơ thể phụ nữ mang thai cần phải phụ thuộc vào nồng độ sắt ở trong máu và lượng sắt hấp thụ được thông qua các loại thực phẩm hàng ngày.

Bà bầu bị dư sắt nên dùng các thực phẩm nào ?

Phụ nữ mang thai có thể bổ sung sắt thông qua chế độ ăn uống vì có rất nhiều loại thực phẩm hàng ngày có chứa sắt như:

Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ có thể giúp các mẹ giải đáp những thắc mắc về bà bầu bị dư sắt phải làm sao? Bà bầu bị dư sắt có ảnh hưởng đến thai nhi không? Cũng như cần phải lưu ý những gì khi bị dư sắt trong thai kỳ?

Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để có được một thai kỳ khỏe mạnh, thai nhi hạnh phúc. Đừng quên ghé thăm Medplus hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.

Xem thêm bài viết:

Nguồn: Tổng hợp

Exit mobile version