Bà bầu bị dư Vitamin C phải làm sao?
Khi mang thai, vitamin C đóng vai trò quan trọng giúp mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh. Tuy nhiên bổ sung một lượng lớn vitamin C ở tháng đầu thai kỳ khiến căn trở việc sản sinh ra hormone progesterone. Khi suy giảm nồng độ progesterone có thể dẫn tới tình trạng niêm mạc tử cung bị bong tróc gây chảy máu, dẫn tới sảy thai. Ngoài ra, bổ sung thừa vitamin C có thể gây ra dị tật thai nhi. Vậy bà bầu bị dư Vitamin C phải làm sao?
Lạm dụng vitamin C không thể giúp mẹ bầu phòng ngừa được mọi bệnh tật mà còn dẫn đến những rủi ro không mong muốn. Điều quan trọng là bà bầu cần tuân thủ theo khuyến cáo của bác sĩ về liều lượng sử dụng phù hợp.
Triệu chứng bà bầu bị dư vitamin C
Quá 2g vitamin C mỗi ngày dễ gây tiêu chảy, khó chịu trong dạ dày. Nếu không có chỉ định của bác sỹ là bạn nên bổ sung vitamin C, bà bầu chỉ nên hấp thu Vitamin C trong các loại hoa quả và thực phẩm như trong cam, quýt, bưởi, cà chua, bắp cải.
Những rủi ro có thể xảy ra khi bà bầu bị dư vitamin C
Bà bầu bị dư vitamin C có thể gặp các hậu quả nghiêm trọng như:
- rối loạn tiêu hóa
- suy giảm hệ miễn dịch
- tăng nguy cơ mắc các bệnh về dị ứng
- mất ngủ
- đau bụng
- buồn nôn
- nhức đầu
- tiêu chảy
- phát ban
- sỏi thận
- tán huyết nếu có thể mắc chứng thiếu men G6PD
- có thể dẫn đến ung thư
- các khớp bị ảnh hưởng và xơ vữa động mạch
Phương pháp bổ sung Vitamin C an toàn khi mang thai
1. Thực phẩm bổ sung Vitamin C
Tốt nhất nên sử dụng thực phẩm bổ sung vitamin C cho bà bầu để có một cơ thể và thai nhi khỏe mạnh hơn. Bổ sung vitamin C trong thai kỳ trung bình mỗi ngày khoảng 85 mg và không được quá 2g. Dưới đây là một số liều lượng vitamin C của thực phẩm dành cho bà bầu:
- 50ml nước cam ép: 124 mg
- 250ml nước ép nho: 94 mg
- trung bình 1 quả kiwi: 70 mg
- nửa quả ớt chuông: 59 mg
- nửa bát bông cải xanh được nấu chín: 51 mg
- nửa bát cà chua bi: 10 mg
- nửa bát bắp cải luộc: 28 mg
2. Sủi Vitamin C
Vitamin C sủi rất phổ biến nhất trên thị trường hiện nay. Chúng dễ sử dụng và có mùi vị ổn. Tuy nhiên. Một viên vitamin C dạng sủi có thể chứa đến 1000 mg, vậy nên đã quá liều lượng trung bình cho phép của bà bầu.
Với những bà bầu cao huyết áp không nên sử dụng vitamin C dạng sủi. Bà bầu cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng sủi vitamin C.
3. Viên bổ sung vitamin C
Trong một vài trường hợp bà bầu không thể bổ sung vitamin C qua thực phẩm, bác sĩ có thể kê đơn bổ sung vitamin C. Tuy nhiên, nếu không được sự cho phép của bác sĩ, bà bầu không nên tự ý sử dụng các loại chế phẩm bổ sung vitamin C sẽ rất dễ dẫn đến quá liều.
Lưu ý: bà bầu nếu đã hấp thu vitamin C quá liều nên được giảm từ từ sau đó để tránh cơ thể bị ảnh hưởng.
Bà bầu bị dư vitamin C có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Phụ nữ mang thai thừa vitamin C có thể gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Do vitamin C đi qua nhau thai làm tăng bất thường nhu cầu vitamin C trẻ sinh ra có thể bị bệnh scorbut (một bệnh do thiếu hụt vitamin C gây chảy máu nướu răng, chậm lành vết thương, xuất huyết dưới da, dễ bị nhiễm trùng, hysteria và trầm cảm…)
Lưu ý cho bà bầu bị dư Vitamin C
- Nên bổ sung vitamin C qua thực phẩm như cam quýt, rau có màu xanh và trái cây khác. Tốt nhất là nên dùng thực phẩm tươi tránh để vitamin C bị phá hủy.
- Nên uống nước ép, ăn mứt từ trái cây và uống ngũ cốc.
- Những rau củ chứa nhiều vitamin C là bắp cải, cà chua, khoai tây, củ cải đường
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc về bà bầu bị dư Vitamin C phải làm sao? Bà bầu bị dư Vitamin B có ảnh hưởng đến thai nhi không? Và những lưu ý khi mẹ bầu bị dư Vitamin C.
Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm bài viết:
- Bà bầu bị Protein niệu phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị nhau thai bám mặt trước phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị đi ngoài ra máu phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị rò rỉ nước ối phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị đục nước tiểu phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị sưng âm đạo phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị buồng trứng đa nang phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Nguồn: Tổng hợp