Site icon Medplus.vn

Bà bầu bị giảm tiểu cầu phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Bà bầu bị giảm tiểu cầu phải làm sao

Bà bầu bị giảm tiểu cầu phải làm sao

Bà bầu bị giảm tiểu cầu phải làm sao?

Bị giảm tiểu cầu trong thời kỳ mang thai là tình trạng có thể xảy ra đối với các mẹ bầu.  tình trạng giảm tiểu cầu ở phụ nữ mang thai này  estrogen gia tăng làm thay đổi khả năng bài tiết muối mật và sắc tố mật, chất này ứ lại trong máu, ngấm vào da gây ngứa và giảm tiểu cầu. Vậy bà bầu bị giảm tiểu cầu phải làm sao?

Bà bầu bị giảm tiểu cầu là tình trạng khá phổ biến xảy ra trong thời kỳ mang thai. Bà bầu được khuyến cáo nên có ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý, thăm khám định kỳ thường xuyên

Bị giảm tiểu cầu khi mang thai phải làm thế nào

Nguyên nhân khiến bà bầu bị giảm tiểu cầu

Phụ nữ mang thai có thể bị giảm tiểu cầu ở mức độ nhẹ. Trong quá trình thai kỳ, hệ miễn dịch của mẹ bầu thường trở nên suy yếu hơn. Khi đó nó sẽ bắt đầu tấn công chính tiểu cầu của cơ thể, vì cho rằng nó là vật thể lạ ngoài cơ thể.

Kháng thể do cơ thể bệnh nhân sản xuất gắn với tiểu cầu, đánh dấu tiểu cầu để chuẩn bị phá huỷ. Lách, cơ quan giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng, nhận ra kháng thể và loại bỏ tiểu cầu bị đánh dấu ra khỏi cơ thể.

Hậu quả của sự nhầm lẫn này là sự giảm tiểu cầu trong máu ngoại vi hơn mức bình thường. Phụ nữ mang thai mắc xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát nhẹ vẫn có thể mang thai và sinh con bình thường.

Tuy rằng những kháng thể chống tiểu cầu có thể đi qua nhau thai vào máu thai nhi và ảnh hưởng đến tiểu cầu của thai nhi. Trong một vài trường hợp, trẻ có thể được sinh ra với lượng tiểu cầu thấp.

Nếu xảy ra tình trạng này, bác sĩ sẽ theo dõi bé trong nhiều ngày, vì tiểu cầu của trẻ có thể giảm trước khi nó bắt đầu tăng. Thường thì tiểu cầu sẽ tăng mà không cần chữa trị, nhưng nếu lượng tiểu cầu quá thấp, việc điều trị sẽ giúp trẻ hồi phục nhanh hơn.

Những tình trạng bị giảm tiểu cầu thường gặp ở bà bầu

Các mẹ bầu bị giảm tiểu cầu thường có những dấu hiệu triệu chứng sau:

Chấm xuất huyết ngoài da

Bầm da

Chảy máu nướu răng

Chảy máu mũi

Tiểu máu

Ói máu

Xuất huyết não

Cách chăm sóc cho bà bầu bị giảm tiểu cầu

Theo các bác sĩ chuyên môn, việc điều trị bệnh phải phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Các trường hợp nhẹ không cần điều trị mà chỉ cần theo dõi thường xuyên.
Với mẹ bầu bị giảm tiểu cầu khi mang thai ở mức độ nghiêm trọng thì cần thường xuyên khám kiểm tra và uống thuốc định kỳ theo chỉ định của bác sĩ.
Ngoài ra, để tăng lượng tiểu cầu, mẹ bầu cần hết sức chú ý đến chế độ dinh dưỡng. Trong đó ưu tiên các loại rau củ quả giàu vitamin A, vitamin C, thực phẩm chứa nhiều chất béo tốt và các loại ngũ cốc nguyên hạt.

Bà bầu bị giảm tiểu cầu có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Mang thai là một giai đoạn cực kỳ quan trọng đối với cả mẹ và bé. Mẹ bầu phải chú ý đến bất kỳ vấn đề sức khỏe nào mình phải đối mặt trong thời gian bầu bí vì chúng chắc chắn sẽ có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến thiên thần nhỏ. Những nguy cơ gây ra cho thai nhi nếu mẹ bầu bị giảm tiểu cầu như tăng tỷ lệ sảy thai, thai nhi thiếu máu, chết lưu và nguy cơ trẻ tử vong sau sinh sẽ cao hơn mức bình thường. Ngoài ra những trẻ sinh ra ở những bà mẹ bị giảm tiểu cầu có nguy cơ bị giảm tiểu cầu khi sinh ra.

Chưa kể đến nguy cơ thai phụ bị băng huyết, mất máu hoặc thậm chí có thể tử vong khi sinh nếu lượng tiểu cầu giảm quá mức cho phép.

Cho nên Trong thai kỳ, thai phụ cần được kiểm tra số lượng tiểu cầu. Đặc biệt nhất là trên những người có dấu hiệu xuất huyết dưới da hoặc chảy máu chân rang, hoặc chảy máu cam cần được kiểm tra ngay

Một số lưu ý cho bà bầu bị giảm tiểu cầu

Bà bầu bị giảm tiểu cầu nên ăn gì

Bà bầu bị giảm tiểu cầu không nên ăn gì?

Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc về về bà bầu bị giảm tiểu cầu phải làm sao? Bà bầu bị giảm tiểu cầu có ảnh hưởng đến thai nhi không và những lưu ý khi mẹ bầu bị giảm tiểu cầu.

Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.

Xem thêm bài viết:

Nguồn: Tổng hợp

Exit mobile version