Site icon Medplus.vn

Bà bầu bị gò tử cung phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Bà bầu bị gò tử cung phải làm sao

Bà bầu bị gò tử cung phải làm sao

Bà bầu bị gò tử cung phải làm sao?

Bị gò tử cung trong thời kỳ mang thai là tình trạng có thể xảy ra đối với các mẹ. Trong thai kỳ, đặc biệt là những tháng cuối, mẹ thỉnh thoảng có thể cảm thấy tử cung bị co cứng lại, đôi khi đi kèm với triệu chứng đau thắt giống như khi có kinh nguyệt. Đó chính là cơn gò tử cung. Thực chất, tác dụng của cơn gò tử cung là để đẩy em bé vào đúng vị trí kênh sinh của mẹ khi chuẩn bị chào đời nhưng không phải chỉ khi sắp chuyển dạ, mẹ mới cảm nhận được cơn gò tử cung. Vậy bà bầu bị gò tử cung phải làm sao?

Bà bầu bị gò tử cung là tình trạng khá phố biến, xảy ra trong thời kỳ mang thai. Bà bầu cần phân biệt được cơn gò sinh lý, cơn gò tử cung sớm hay cơn gò chuyển dạ. Từ đó, chuẩn bị ứng phó một cách tốt nhất.

Nguyên nhân khiến bà bầu bị gò tử cung

Tử cung bị gây áp lực

Thai nhi phát triển trong tử cung mẹ bị chèn giữa khoang chậu, bàng quang và trực tràng. Ở ba tháng đầu, khi thai nhi còn nhỏ thì mẹ không cảm nhận rõ áp lực nnà. Tuy nhiên từ quý thứ 2, em bé lớn dần, tử cung cũng phình to gây áp lực lên các bộ phận khác nên đôi lúc mẹ sẽ nhận thấy hiện tượng gò cứng bụng.

Xương thai nhi phát triển

Thông thường các mẹ sẽ hay nhận thấy hiện tượng gò cứng bụng từ cuối quý thứqu. Nguyên nhân do là bởi lúc này xương của thai nhi phát triển và tăng chiều dài đáng kể. Mỗi lần thai nhi xoay người sẽ gây ra những cơn gò nhẹ trên bụng mẹ.

Hiện tượng táo bón

Chứng táo bón cũng là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng cơn gò. Chế độ ăn uống nghèo nàn và không khoa học khi mang thai khiến cơ thể khó hấp thụ. Điều này dẫn đến hệ tiêu hóa phải làm việc quá sức và ảnh hưởng đến tử cung mẹ. Mẹ bầu nên có chế độ ăn uống nhiều chất xơ, rau xanh để giảm nguy cơ bị táo bón, trĩ.

Cảm xúc của mẹ

Mọi cảm xúc vui, buồn hay căng thẳng quá mức của mẹ cũng ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý trẻ. Gây ra hiện tượng thai nhi gò cứng bụng. Trong trường hợp này, mẹ không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, các mẹ bầu nên cố gắng tạo tâm lý thoải mái nhất để thai nhi phát triển tốt.         

Dấu hiệu bà bầu bị gò tử cung

1. Cơn gò sinh lý

Là những cơn gò xuất hiện bất chợt trong ngày, thường ở tam cá nguyệt thứ 3 của thai kỳ. Khi mẹ bầu bị mệt mỏi và dễ mất nưxa hoặc đi đứng quá nhiều. Một vài dấu hiệu thường thấy như:

2. Cơn gò tử cung sớm

Cơn gò tử cung sớm thường xảy ra trước tuần 37 của thai kỳ và đây có thể là dấu hiệu sinh non ở bà bầu:

3. Cơn gò chuyển dạ

Cơn gò sẽ xuất hiện khi em bé sắp chào đời. Cơn gò chuyển dạ được chia làm 2 giai đoạn:

Giai đoạn chuyển dạ sắp sinh

căng chặt tử cung hay bụng dưới, kéo dài từ 30 – 90 giây, sau đó các cơn gò sẽ tăng dần đều về khoảng cách và cường độ. Kèm theo có chất nhầy hồng chảy ra hoặc dịch rỉ thành tia hay thành dòng lớn từ âm đạo.

Giai đoạn chuyển dạ thật sự

Cách khắc phục cho bà bầu bị gò tử cung

Đầu tiên, các mẹ bầu cần xác định mình bị đau thuộc loại cơn gò nào. Để từ đó có nhữg các khắc phục hiệu quả:

1. Cơn gò sinh lý

Mẹ có thể làm giảm bằng cách tắm nước ấm hoặc dùng một chai nước ấm bọc trong chiếc khăn mềm để chườm nhẹ lên bụng bầu. Thay đổi tư thế nằm ngồi, hít thở sâu và massage nhẹ nhàng để làm giảm cơn gò tử cung.

Khi xuất hiện cơn gò sinh lý, mẹ không cần quá lo lắng. Ngồi hoặc nằm xuống nghỉ ngơi, thư giãn sẽ làm cơn gò sớm biến mất

2. Cơn gò sinh non

Mẹ cần đến bệnh viện gấp để được bác sĩ thăm khám, điều trị kịp thời. Khi xuất hiện cơn gò tử cung sớm. Đặc biệt là đi kèm các dấu hiệu sinh non khác như ra máu, rỉ ối, bà bầu cần đến bệnh viện kiểm tra ngay.

3. Cơn gò chuyển dạ

Một bố biện pháp được bác sĩ khuyên áp dụng để giảm cơn gò tử cung khi chuyển dạ bao gồm:

Tập thể dục nhẹ nhàng

Nó sẽ thúc đẩy quá trình chuyển dạ diễn ra nhanh hơn . Mẹ chỉ phải chịu đau đớn trong thời gian ngắn. Mẹ bầu có thể tập thêm những động tác yoga thích hợp, đi bộ và đứng lên ngồi xuống.

Đánh lạc hướng bản thân

Nghe nhạc, đếm số hoặc nói chuyện với người thân có thể giúp bà bầu phân tâm và tạm thời quên đi sự khó chịu khi cơn gò tử cung xuất hiện.

Dùng dầu thơm

Một số nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng những loại dầu thơm phù hợp có tác dụng làm êm dịu thần kinh và giúp mẹ giảm đau, giảm sự co thắt khi chuyển dạ. Một số tinh dầu thơm hữu ích gồm: oải hương, hoa cúc, khuynh diệp, trà xanh, bưởi…

Tắm nước ấm

Nước ấm có thể giúp giảm đau khi chuyển dạ. Cơn đau làm căng các cơ trên cơ thể, khiến mẹ bầu khó chịu. Tắm với nước ấm, đồng thời kết hợp massage nhẹ nhàng sẽ giúp các mẹ giảm đau.

Bà bầu bị gò tử cung có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Những cơn gò tử cung khiến bụng căng cứng thường khiến mẹ bầu lo lắng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia cơn gò cứng bụng này thật sự không nguy hiểm. Đây chỉ là phản ứng bình thường trong thời gian mang thai.

Tuy nhiên, trong trường hợp cơn gò tử cung sớm, mẹ bầu nên đến bác sĩ hay bệnh viện khám ngay nếu xuất hiện những dấu hiệu trên, đặc biệt là nếu bạn kèm theo chảy máu âm đạo, tiêu chảy hay có nước chảy ra từ âm đạo (vỡ ối). Vì nếu tình trạng xấu sẽ gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng của thai nhi.

Bà bầu bị gò tử cung cần đến ngay bác sĩ nếu:

Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc về về bà bầu bị gò tử cung phải làm sao? Bà bầu bị gò tử cung có ảnh hưởng đến thai nhi không và những lưu ý khi mẹ bầu bị gò tử cung.

Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.

Xem thêm bài viết:

Nguồn: Tổng hợp

Exit mobile version