Bà bầu bị ho nhiều đờm phải làm sao?
Bị ho nhiều đờm trong thời kỳ mang thai là tình trạng có thể xảy ra đối với các mẹ bầu. Cảm lạnh, viêm xoang… là những vấn đề sức khỏe hết sức bình thường trong giai đoạn mang thai. Đây cũng là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng bà bầu bị ho có đờm. Vậy bà bầu bị ho nhiều đờm phải làm sao?
Bà bầu bị ho nhiều đờm là tình trạng khá phổ biến xảy ra trong thời kỳ mang thai. Bà bầu được khuyến cáo nên luôn giữ ấm cơ thể, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, không được tự ý uống thuốc.
Nguyên nhân khiến bà bầu bị ho nhiều đờm
Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn tới mẹ bầu tiểu khó khi mang thai:
Sức đề kháng suy giảm
Sức khỏe của mẹ bị giảm sút, cơ thể yếu ớt dễ bị mắc bệnh.
Bên cạnh đó, những vấn đề sức khỏe thông thường như cảm lạnh, viêm mũi, viêm xoang… vẫn xảy ra trong giai đoạn này cũng gây ra biểu hiện ho có đờm.
Thay đổi hormone
Lượng estrogen trong thời gian mang bầu nhiều sản sinh ra chất đờm nhầy nhiều hơn, chất nhầy trở nên đặc, rất đặc, hoặc rất loãng. Đây được coi là nguyên nhân hàng đầu gây ho có đờm khi mang thai.
Dị ứng
Nếu mẹ bầu không may bị dị ứng, hàng loạt các triệu chứng sẽ cùng xuất hiện, bao gồm:
- Ho có đờm
- Nghẹt mũi, sổ mũi, chảy nước mắt
- Ngứa da, phát ban
Cúm, cảm lạnh
Dịch nhầy ở mũi họng sản sinh ra rất nhiều trong thời gian phụ nữ mang thai bị cảm lạnh, cúm. Đến khi hệ miễn dịch bắt đầu tấn công virus, vi khuẩn xâm nhập thì chất nhầy trong suốt trở nên đặc quánh có màu xanh, vàng.
Các bệnh đường hô hấp
Viêm xoang, viêm thanh quản, phế quản, viêm amidan, viêm phổi… gây ho có đờm.
Thực phẩm
Một số loại thức ăn có thể làm tăng sự sản sinh chất nhầy ở bà bầu gây ho có đờm. Ví dụ như phô mai, sữa…
Ngoài ra, bà bầu ho có đờm có thể là triệu chứng của thủy đậu, ho gà, sởi…
Cách chăm sóc cho bà bầu bị ho nhiều đờm
Dưới đây là một số cách nhằm khắc phục tình trạng ho nhiều đờm ở mẹ bầu:
Sinh hoạt hằng ngày
- Súc miệng hàng ngày bằng nước muối sinh lý là một thói quen cực kỳ hữu ích được nhiều chuyên gia sức khỏe khuyên dùng. Việc này sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn đọng trong cổ họng, ngăn ngừa sự xâm nhập của chúng gây tổn thương cho phổi.
- Giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng cổ, kể cả khi đi ngủ việc này sẽ giúp hạn chế việc tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.
- Uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày giúp thanh lọc cơ thể, hỗ trợ quá trình trao đổi chất, tăng cường sức đề kháng, đẩy lùi dịch bệnh.
- Cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh đến những nơi đông người và luôn đeo khẩu trang đạt chất lượng của Bộ Y Tế mỗi khi ra ngoài.
- Nên đi khám sức khỏe định kỳ, mỗi tháng 1 lần để đảm bảo an toàn cho bạn và cho thai nhi. Tuyệt đối không tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào nếu không có chỉ định của bác sĩ.
Áp dụng phương pháp từ thiên nhiên
Ngoài ra, các mẹ có thể áp dụng một số bài thuốc dân gian từ thiên nhiên được đánh giá rất có hiệu quả giảm thiểu ho có đờm:
- Chanh mật ong:chanh thái lát mỏng cho vào mật ong đem hấp hoặc đun cách thuỷ sau đó ngậm. Thực hiện liên tục trong 1 tuần để thấy được hiệu quả.
- Tỏi mật ong:Nghiền nát 1-2 củ tỏi ngâm vào với mật ong. Mỗi sáng và tối lấy một ít dung dịch này cho vào nước ấm để uống. Duy trì trong ít nhất 2 tuần.
- Bột nghệ:pha bột nghệ tươi với nước ấm với dung lượng vừa phải. Uống từ từ để nước bột nghệ chảy qua cổ họng quét sạch vi khuẩn.
Bà bầu bị ho nhiều đờm có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Mẹ bầu ho sẽ ảnh hưởng đến co thắt ở vùng ngực gây đau và mệt mỏi. Từ đó, có thể dẫn đến chán ăn, khó ngủ, suy nhược cơ thể khiến thai nhi chậm phát triển. Ho có đờm kéo dài, thường xuyên, liên tục, ho mạnh kích thích gây co tử cung gây động thai hoặc dọa sinh non với thai gần đủ tháng. Ngoài ra, ho có đờm có thể là biểu hiện của bệnh nhiễm trùng nào đó. Nếu như không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, thậm chí mất tim thai đột ngột. Bên canh đó, tình trạng ho có đờm dữ dội trong tam cá nguyệt đầu tiên có thể là nguyên nhân gây sảy thai nếu như phôi hoặc thai nhi chưa phát triển ổn định
Một số lưu ý cho bà bầu bị ho nhiều đờm
Bà bầu bị ho nhiều đờm nên ăn gì?
- Uống đầy đủ nước từ 1,5 lít đến 2 lít một ngày
- Những thực phẩm tốt cho bà bầu bị ho là:
- Giàu vitamin, khoáng chất
- Thực phẩm mềm, lỏng, dễ tiêu hóa
- Nên thêm các gia vị tính ấm như tỏi, gừng vào món ăn
Bà bầu bị ho nhiều đờm không nên ăn gì?
Phụ nữ mang thai nên hạn chế các loại đồ ăn:
- Một số gia vị cay, nóng
- Những thức ăn nhiều dầu mỡ nên hạn chế như mỡ động vật
- Loại bỏ thực phẩm chứa chất kích thích như cà phê, đồ uống có gas,…
- Không nên đồ ăn quá mặn
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc về về bà bầu bị ho nhiều đờm phải làm sao? Bà bầu bị ho nhiều đờm có ảnh hưởng đến thai nhi không và những lưu ý khi mẹ bầu bị ho nhiều đờm .
Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm bài viết:
- Bà bầu bị điện giật phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị ngứa vùng kín phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không
- Bà bầu bị nhiễm khuẩn đường ruột phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không
- Bà bầu bị viêm họng hạt phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không
- Bà bầu bị ngứa vùng kín phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không
Nguồn: Tổng hợp