Site icon Medplus.vn

Bà bầu bị hoa mắt chóng mặt phải làm sao? Có ảnh hưởng tới thai nhi không?

bà bầu bị hoa mắt chóng mặt phải làm sao?

bà bầu bị hoa mắt chóng mặt phải làm sao?

Bà bầu bị hoa mắt chóng mặt phải làm sao?

Khi mang thai, các mạch máu của cơ thể mẹ sẽ giãn ra, tạo điều kiện cho máu lưu thông đến bé được dễ dàng hơn. Tuy nhiên, việc này lại khiến dòng máu theo chiều ngược lại sẽ đi chậm hơn. Đây là nguyên nhân khiến các mẹ thấy xây xẩm mặt mày, choáng váng trong thai kỳ và cũng là lý do vì sao bà bầu có nhiều nguy cơ bị trượt té, tai nạn. Vậy bà bầu bị hoa mắt chóng mặt phải làm sao?

Bà bầu bị hoa mắt chóng mặt được khuyên nên tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ chuyên môn, không được tự ý sử dụng thuốc, nên theo đuổi một chế độ ăn uống khoa học, lịch trình sinh hoạt lành mạnh.

Hoa mắt chóng mặt khi mang thai

Nguyên nhân phổ biến khiến bà bầu bị hoa mắt chóng mặt

Có nhiều yếu tố dẫn đến tình trạng hoa mắt chóng mặt ở phụ nữ mang thai. Một số nguyên nhân phổ biến có thể kể đến như:

1. Trạng thái tinh thần và cơ chế điều tiết của hormone

Trong thời kỳ mang thai, khi cơ thể liên tục phải tăng áp lực máu để nuôi bào thai, hệ thống tim mạch và thần kinh liên tục phải tự điều chỉnh để thích hợp với những thay đổi trong cơ thể bà bầu như: tăng nhịp tim, tăng tốc độ bơm máu. Từ đó làm nhịp tim nhanh hơn, lượng máu của cơ thể người mẹ cũng tăng thêm từ 40% đến 50%. Bà bầu bị hoa mắt ù tai khi hệ thống này không điều chỉnh kịp thời.

2. Thay đổi tư thế đột ngột

Bà bầu bị hoa mắt chóng mặt khi tư thế ngồi, đứng thay đổi đột ngột. Việc mẹ bầu  thay đổi tư thế quá nhanh sẽ làm tụt huyết áp gây choáng váng, xây xẩm mặt mũi. Đặc biệt với những mẹ bầu đang ở 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ, tư thế nằm ngửa khi tử cung đang phát triển dần làm chậm lưu thông máu ở chân, chèn ép lên các tĩnh mạch chủ. Điều này khiến cho dòng máu đưa về tim bị hạn chế, tức khắc khiến bà bầu bị hoa mắt chóng mặt.

3. Chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt không hợp lý

Phụ nữ có bầu bị hoa mắt chóng mặt còn do chế độ ăn uống nghỉ ngơi không hợp lý. Khi mang thai, cơ thể người mẹ cần nhiều nước và dinh dưỡng hơn bình thường. Nếu không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất thiết yếu, bà bầu có thể bị hạ đường huyết, thậm chí ngất xỉu.

4. Yếu tố môi trường

Tình trạng hoa mắt chóng mặt còn có thể xảy ra do các yếu tố môi trường như: nhiệt độ môi trường thay đổi đột ngột, tập luyện quá mức hay lo lắng dẫn đến việc thở quá nhanh,…

Những tình trạng hoa mắt chóng mặt thường gặp ở bà bầu

Cách điều trị hoa mắt chóng mặt cho mẹ bầu

Cách điều trị hoa mắt chóng mặt cho mẹ bầu

Hoa mắt chóng mặt rất có thể là dấu hiệu của những căn bệnh nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Dưới đây là một số phương pháp điều trị hiệu quả cho bà bầu bị hoa mắt chóng mặt.

1. Tìm đến sự hỗ trợ của bác sĩ chuyên môn

Đối với những mẹ bầu bị hoa mắt chóng mặt, việc tìm đến để gặp bác sĩ đúng chuyên môn là cần thiết. Từ đó sẽ được tư vấn điều trị kịp thời, phù hợp, tránh nguy cơ biến chứng cao.

Mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ ngay khi tình trạng này kéo dài nhiều ngày, không có dấu hiệu thuyên giảm.

2. Chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học

Cách hỗ trợ trị hoa mắt chóng mặt tốt nhất hiện nay chính là điều chỉnh lối sống, thói quen sinh hoạt và phòng tránh những yếu tố bất lợi.

Ăn uống khoa học theo kết hợp với vận động vừa phải và dành nhiều thời gian nghỉ ngơi  sẽ có tác dụng góp phần làm cho quá trình điều trị trở nên dễ dàng hơn và ngăn chặn sự phát triển của căn bệnh.

3. Một số phương pháp hỗ trợ điều trị tại nhà

Bà bầu bị hoa mắt chóng mặt có ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi?

Nếu được điều trị kịp thời, đúng cách, mẹ bầu bị hoa mắt chóng mặt vẫn có thể mang thai và sinh nở một cách bình thường như những người khoẻ mạnh khác. Tuy nhiên, nếu không được kiểm soát tốt, có thể gây ra những tác động tiêu cực đến thai nhi.

Việc bị hoa mắt chóng mặt có thể khiến mẹ bầu sa sút tinh thần, chán ăn, cơ thể suy yếu. Từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi trong bụng. Tuy nhiên, nếu được điều trị kịp thời, đúng cách, mẹ bầu bị hoa mắt chóng mặt sẽ có thể nhanh chóng khỏi.

Một số trường hợp, bà bầu bị hoa mắt chóng mặt trong 3 tháng đầu và cuối thai kỳ thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ bị tiền sản giật. Nhất là ở các phụ nữ có thai trên 40 tuổi, nguy cơ này cao hơn tới 3 lần. Chứng tiền sản giật rất nguy hiểm. Nó thường xuất hiện cùng các bệnh về huyết áp, phù thũng, tồn dư protein trong nước tiểu.

Những lưu ý khi bà bầu bị hoa mắt chóng mặt

Mẹ bầu bị hoa mắt chóng mặt nên ăn gì?

Bà bầu bị hoa mắt chóng mặt nên ăn gì?

Những thực phẩm tốt cho mẹ bầu mắc bệnh hoa mắt chóng mặt:

Mẹ bầu bị hoa mắt chóng mặt không nên ăn gì?

Những thực phẩm nên kiêng khi bị hoa mắt chóng mặt:

Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ có thể giúp các mẹ giải đáp những thắc mắc về bà bầu bị hoa mắt chóng mặt phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không? Cũng như cần phải lưu ý những gì khi bị hoa mắt chóng mặt trong thai kỳ?

Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để có được một thai kỳ khỏe mạnh, thai nhi hạnh phúc. Đừng quên ghé thăm Medplus hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.

Exit mobile version