Site icon Medplus.vn

Bà bầu bị khàn tiếng phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?

ba bau bi khan giong phai lam gi - Medplus

Bà bầu bị khàn tiếng phải làm sao?

Khàn tiếng thường do viêm nhiễm đường hô hấp trên, chủ yếu từ virus. Trong đó viêm thanh quản là nguyên nhân khàn tiếng hay gặp nhất. Viêm thanh quản là tình trạng thanh quản hoặc dây thanh âm bị viêm do nhiễm trùng, kích thích hoặc làm việc quá nhiều. Ngoài ra, theo một vài nghiên cứu, giọng nói của phụ nữ có thể sẽ trầm hơn khi mang thai hoặc sau khi sinh đứa con đầu lòng. Tuy nhiên, trường hợp này giọng nói sẽ trở lại bình thường sau một thời gian nhất định. Vậy bà bầu bị khàn tiếng phải làm sao?

Khàn tiếng không phải tình trạng cấp cứu tuy nhiên có thể liên quan đến một số tình trạng nghiêm trọng. Bà bầu cần đi khám bác sỹ ngay nếu tình trạng khàn tiếng kéo dài trên 10 ngày đi kèm thêm khó thở hoặc khó nuốt.

Nguyên nhân bà bầu bị khàn tiếng

Những nguyên nhân gây khàn tiếng khi mang thai:

1. Do thay đổi hormone khi mang thai

Khi mang thai, 2 loại hóc môn progesterone và estrogen sẽ làm thay đổi cơ thể mẹ bầu cũng như khiến thay đổi âm vực giọng nói. Đồng thời giọng của người mẹ cũng trở nên trầm và đều hơn. Sự thay đổi tông giọng còn có thể là để thích ứng với một vai trò mới quan trọng và áp lực hơn đó là vai trò làm mẹ gắn liền nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục con cái.

2. Đau họng khiến bà bầu bị khàn tiếng

Vì hệ miễn dịch suy giảm, bà bầu dễ bị đau họng bởi các nguyên nhân như:

3. Những lý do khác

Những trường hợp khàn tiếng bà bầu thường quan tâm

Phương pháp kiểm soát khàn tiếng khi mang thai

1. Bà bầu bị khàn tiếng do hormone thay đổi

Trong một thời gian nhất định, khi các hormone trong cơ thể ổn định, giọng nói mẹ bầu sẽ tự động trở về cao độ bình thường. Mẹ bầu chỉ cần lưu ý giữ ấm cơ thể, tránh bị cảm để giọng nói không trở nên tệ hơn.

2. Bà bầu bị khàn tiếng do bị bệnh

Trường hợp này, bà bầu cần đến các cơ ở y tế để được chẩn đoán và điều trị phù hợp. Tùy vào nguyên nhân gây khàn tiếng mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp an toàn cho mẹ và thai nhi. Bà bầu lưu ý tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ và đừng tự ý chữa trị.

Bên cạnh đó, bà bầu cần tránh hút thuốc, sử dụng đồ uống có cồn hay caffeine vì đó cũng góp phần gây khàn giọng khi mang thai.

Bà bầu bị khàn tiếng có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Nhìn chung, khàn tiếng không gây ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, nếu nguyên nhân gây khàn tiếng nguy hiểm như viêm nhiễm đường hô hấp có thể dẫn đến cơ thể mẹ bị mệt mỏi, suy nhược. Trong trường hợp này sẽ ảnh hưởng đến quá trình cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi. Từ đó có thể dẫn đến thai thiếu dinh dưỡng, suy thai hoặc ảnh hưởng đến sự phát triển sau này của trẻ.

Những lưu ý cho bà bầu bị khàn tiếng

Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc về bà bầu bị khàn tiếng phải làm sao? Bà bầu bị khàn tiếng trên có ảnh hưởng đến thai nhi không? Và những lưu ý khi mẹ bầu bị khàn tiếng.

Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.

Xem thêm bài viết:

Nguồn: Tổng hợp

Exit mobile version