Site icon Medplus.vn

Bà bầu bị khô da miệng phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không ?

Bà bầu bị khô da miệng phải làm sao

Bà bầu bị khô da miệng phải làm sao

Bà bầu bị khô da miệng phải làm sao?

Sự thay đổi hormone trong thời gian mang thai khiến làn da một số mẹ bầu xấu đi không mong muốn. Nhất là vùng da quanh miệng gồm viền môi và khóe miệng thường tối đi rất nhiều. Da mẹ bầu có thể bị khô ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể nếu không được chăm sóc đúng cách, những vùng da xung quanh miệng nếu bị khô thường hay gây nhiều chú ý vì chúng tạo ra nếp nhăn và các vệt bong tróc. Vậy bà bầu bị khô da quanh miệng phải làm sao?

Bà bầu bị khô da miệng là tình trạng khá phổ biến xảy ra trong thời kỳ mang thai. Bà bầu được khuyến cáo nên ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, luôn giữ ẩm cho môi và khám định kỳ thường xuyên.

Bà bầu bị khô da miệng phải làm gì

Nguyên nhân bà bầu bị khô da miệng

1. Nguyên nhân cơ bản

2.Viêm da cơ địa quanh miệng

Viêm da quanh miệng có thể gây nổi mề đay, phát ban xung quanh miệng. Bệnh cũng có thể lan đến vùng da quanh mũi và mắt.

3. Da không đủ lượng dầu

Da mặt chúng ta có cơ chế tiết dầu để giữ ẩm. Đôi khi, da tạo ra quá nhiều dầu và làm tắc lỗ chân lông dẫn đến nổi mụn. Ngược lại, khi không đủ dầu thì da sẽ bị khô đi. Lúc này da mất nước, thiếu độ ẩm cần thiết, dễ xuất hiện tình trạng thô ráp hoặc bong tróc. Do đó, hãy chọn loại sữa rửa mặt dịu nhẹ phù hợp cho da. Cần lưu ý không nên rửa quá nhiều lần, rửa quá lâu hay chà xát da quá mạnh.

4. Dị ứng hoặc kích ứng

Vùng da quanh miệng cũng có thể bị khô do tiếp xúc với các hóa chất mạnh. Chẳng hạn như những chất trong xà phòng, mỹ phẩm, kem cạo râu hay sản phẩm chăm sóc răng miệng. Bạn cần tránh sử dụng các sản phẩm  có chứa những hóa chất. Thay vào đó, hãy chọn các sản phẩm tự nhiên.

5. Thời tiết lạnh

Nhiệt độ lạnh hơn và độ ẩm không khí thấp hơn có thể khiến da bạn bị khô nẻ. Vùng da quanh miệng lại là nơi đặc biệt nhạy cảm. Vì thế, hiện tượng da miệng bị khô do lạnh không quá xa lạ với những người vốn sống ở nơi có thời tiết khắc nghiệt.

6. Tình trạng sức khỏe của da

Một bệnh lý về da phổ biến khiến da khô yếu đi phải kể đến đó là eczema (chàm, viêm da dị ứng). Khi bạn đã xác định nguyên nhân là eczema, cố gắng không gãi, cào làm vùng da thêm hư tổn.

Dấu hiệu bà bầu bị khô da miệng

Phụ nữ có thai bị khô da miệng có các triệu chứng sau:

Da quanh miệng bong tróc

Khô rát, ngứa

Có hiện tượng đỏ, thâm đỏ

Cách khắc phục cho bà bầu bị khô da miệng

1. Nhẹ nhàng làm sạch da hàng ngày

Đừng rửa mặt quá mạnh hay dùng nước quá lạnh/nóng. Ngoài ra, nếu bạn dùng xà phòng hoặc sữa rửa mặt có mùi thơm, màu sắc, chứa hóa chất làm sạch hay tẩy mạnh, da bạn có thể trở nên khô căng hơn nữa. Hãy thử sữa rửa mặt hoặc xà phòng không có các thành phần hóa học nhiều.

2. Tẩy tế bào chết hàng tuần

Các tế bào da mới xuất hiện và các tế bào da cũ sẽ bong ra, gọi là tế bào chết (da chết). Tuy nhiên, khi các tế bào chết này bị kẹt lại trên bề mặt da, lỗ chân lông sẽ bị tắc và da trở nên khô. Lúc này bạn sẽ cần đến việc tẩy da chết. Nên rửa mặt dịu nhẹ mỗi ngày và tẩy da chết 1-2 lần/tuần.

3. Giữ ẩm da hằng đêm

Nhiều loại da cần có sự trợ giúp từ kem dưỡng ẩm, bất kể mùa nào. Bạn nên dưỡng ẩm vào ban đêm ngay sau khi rửa mặt hoặc tẩy tế bào chết. Thời gian này sẽ phát huy tối đa tác dụng của kem dưỡng.

4. Thay đổi thói quen

Da quanh miệng bị khô có thể là kết quả của những hoạt động thường ngày. Nước súc miệng, kem đánh răng và các sản phẩm chăm sóc da mặt (kể cả mỹ phẩm) cũng có thể làm khô vùng da quanh miệng.

5. Sử dụng máy tạo độ ẩm trong mùa đông và hạn chế máy điều hòa

Da mặt khô mạn tính thường là kết quả của việc tiếp xúc với không khí khô, thiếu ẩm. Nếu mẹ liên tục sử dụng máy sưởi, máy lạnh, độ ẩm tự nhiên trong không khí sẽ mất đi và làm khô da.

Bà bầu bị khô da miệng có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Sự thay đổi hormone thai kỳ có thể mang lại nhiều thay đổi cho cơ thể. Một trong số đó là biểu hiện da khô bong tróc. Những dấu hiệu khô da hoàn toàn bình thường và có thể được điều trị một cách dễ dàng. Do vậy, bạn không cần phải quá lo lắng mà ảnh hưởng đến thai nhi. Nếu những biểu hiện ngày càng nghiêm trọng hơn, mẹ nên tìm đến bác sĩ chuyên khoa da liễu ngay để có biện pháp giải quyết hiệu quả.

Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc về về bà bầu bị khô da miệng phải làm sao? Bà bầu bị khô da miệng có ảnh hưởng đến thai nhi không và những lưu ý khi mẹ bầu bị khô da miệng.

Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.

Xem thêm bài viết:

Nguồn: Tổng hợp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Exit mobile version