Bà bầu bị khô họng phải làm sao?
Bị khô họng trong thời kỳ mang thai là tình trạng có thể xảy ra đối với các mẹ bầu. Cổ họng khô thường là do bệnh, phần lớn là bệnh nhẹ và không nghiêm trọng, nhưng cũng có thể là hậu quả của các yếu tố môi trường, mất nước, thở bằng miệng và các nguyên nhân khác. Khô cổ họng thông thường không phải là một triệu chứng quá nguy hiểm, nhưng nếu để kéo dài sẽ khiến mẹ bầu có cảm giác đau đớn và khó chịu .Vậy bà bầu bị khô họng phải làm sao?
Bà bầu bị khô họng là tình trạng khá phổ biến xảy ra trong thời kỳ mang thai. Bà bầu được khuyến cáo nên ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, tránh ăn đồ lạnh, nghỉ ngơi hợp lý.
Nguyên nhân khiến bà bầu bị khô họng
Mất nước
Lượng chất lỏng không đủ sẽ không tạo ra đủ nước bọt, làm cho miệng bà bầu bị khô.
Biến động nội tiết tố
Sự thay đổi nồng độ nội tiết tố trong thai kỳ có thể làm giảm lưu lượng nước bọt gây ra hiện tượng khô miệng.
Tăng thể tích máu
Tăng thể tích máu khiến bà bầu đi tiểu thường xuyên, dẫn đến mất chất lỏng từ cơ thể. Lượng nước trong cơ thể không đủ có thể làm giảm sản xuất nước bọt.
Nôn mửa
Tình trạng nôn mửa do ốm nghén tạo ra một môi trường axit bên trong miệng và gây mất chất lỏng từ cơ thể. Nếu nước bọt không đủ để tuôn ra các chất lỏng có tính axit, cổ họng bà bầu sẽ bị khô.
Lối sống
Bà bầu uống rượu và đồ uống có chứa caffeine, sử dụng các sản phẩm thuốc lá, ăn thức ăn mặn hoặc cay và thở bằng miệng cũng có thể dẫn đến khô họng.
Dấu hiệu bà bầu bị khô họng
Các mẹ bầu bị khô họng dưới trong thời kỳ đầu mang thai thường có những biểu hiện sau:
Lưỡi trắng và khô miệng
Viêm họng
Cảm giác dính trong miệng
Hôi miệng
Cổ họng khô, khát
Xuất hiện cảm giác nóng rát.
Khó nuốt, chán ăn
Cách khắc phục cho bà bầu bị khô họng
- Uống nhiều nước và không để cơ thể thiếu nước.
- Dùng các loại trà thảo dược như trà chanh và trà xanh để giảm cảm giác khó chịu và đau ở cổ họng.
- Súc miệng bằng nước muối sinh lý ít nhất ba lần một ngày vì muối chống lại vi khuẩn. Có thể thêm một nhúm bột nghệ vào nước muối vì đây là chất chống viêm và sát trùng tự nhiên.
- Có chế độ ăn uống lành mạnh, gồm thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất.
- Nghỉ ngơi đầy đủ.
- Rửa tay mỗi khi bạn hắt hơi hoặc ho. Đây là cách tốt nhất để ngăn ngừa nhiễm trùng
- Không dùng đồ uống lạnh và có ga
- Không dùng hức ăn nhanh và thực phẩm chế biến, đặc biệt là những thực phẩm có nhiều phẩm màu và chất bảo quản.
- Không dùng chung đồ dùng, khăn hoặc cốc với người bị nhiễm trùng cổ họng Nói quá nhiều vì dây thanh quản không được nghỉ ngơi và làm tình trạng thêm nặng hơn.
Bà bầu bị khô họng có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Đôi khi, thiếu nước chính là nguyên nhân dẫn đến khô cổ họng trong thai kỳ. Việc mẹ bầu bị mất nước gây nhiều ảnh hưởng đến thai nhi như là dị tật bẩm sinh, thiếu nước ối hoặc có thể ảnh hưởng đến sự phát triển sau này của trẻ. Ngoài ra, việc cơ thể bà bầu không sản xuất đủ lượng nước bọt có thể gây ra các vấn đề về răng nướu. Sâu răng hay viêm nưới sẽ làm tăng khả năng sảy thai và sinh non gấp 2-3 lần so với bình thường. Vì vậy, mẹ bầu cần tăng lượng nước hằng ngày để giữ cho thai nhi an toàn.
Một số lưu ý cho bà bầu bị khô họng
Bà bầu bị khô họng nên ăn gì?
Một số đề nghị về chế độ ăn uống giúp bà bầu bổ sung dinh dưỡng cũng như đẩy lùi khô họng:
- Nên ăn nhiều rau xanh và hoa quả bổ sung các vitamin cho cơ thể
- Uống các loại nước làm mát cơ thể như đỗ đen, rau má, trà xanh…
- Bổ sung đầy đủ dưỡng chất từ thịt gà, lợn, bò, cá để tạo nên sự cân bằng dinh dưỡng
- Uống nhiều nước ấm có thể bao gồm nước tắc chưng, trà gừng, trà mật ong, nước ép cà rốt – mật ong, nước lá tía tô, bột nghệ…
- Ngậm kẹo bạc hà trị viêm họng, muối chanh, tỏi
- Ăn những đồ ăn dễ tiêu, dễ nuốt như cháo, cơm nhão, chuối
Bà bầu bị khô họng không nên ăn gì
Mẹ bầu cần hạn chế ăn dùng :
- Hạn chế ăn đồ quá mặn, những món chiên xào nhiều dầu mỡ không tốt cho cổ họng
- Không ăn những đồ quá cay và chua càng làm cho cổ họng thêm sưng
- Uống nước đá khi thời tiết đang nóng bừng hoặc vào ban đêm
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc về bà bầu bị khô họng phải làm sao? Bà bầu bị khô họng có ảnh hưởng đến thai nhi không và những lưu ý khi các mẹ bầu bị khô họng.
Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm bài viết:
- Bà bầu bị điện giật phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị ngứa vùng kín phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không
- Bà bầu bị nhiễm khuẩn đường ruột phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không
- Bà bầu bị viêm họng hạt phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không
- Bà bầu bị ngứa vùng kín phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không
Nguồn: Tổng hợp