Site icon Medplus.vn

Bà bầu bị khó thở phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Bà bầu bị khó thở phải làm sao?

Bà bầu bị khó thở phải làm sao?

Để có thể tiếp nhận một sinh linh bé nhỏ, cơ thể người mẹ đã phải trải qua vô vàn những biến đổi, từ dễ chịu đến khó chịu. Trong đó, khó thở dường như là một người bạn đồng hành với mẹ bầu cho đến hết thai kỳ. Một trong những nguyên nhân chính khiến bà bầu bị khó thở là sự phát triển của tử cung theo kích thước lớn dần của thai nhi. Triệu chứng này thường không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng của mẹ và bé. Nhưng bà bầu bị khó thở cũng cần lưu tâm đến những triệu chứng khác thường đi kèm. 

Bà bầu bị khó thở phải làm sao? Khi nào bà bầu bị khó thở nên đi khám bác sĩ

Bà bầu bị khó thở được khuyên nên đi khám bác sĩ nếu đột nhiên bị khó thở, ngày càng nặng thêm. Hoặc khó thở đi kèm các triệu chứng khác như: đau, ho, hắt xì, hoặc tim đập nhanh. 

Nguyên nhân khiến bà bầu bị khó thở

Khó thở là một triệu chứng thường gặp khi mang thai, nên đôi khi bác sĩ không thể quy về một nguyên nhân duy nhất. Tình trạng xảy ra do nhiều nguyên nhân, từ việc tử cung lớn dần theo sự phát triển của thai nhi, đến việc cơ thể bị thiếu máu. 

Nguyên nhân khiến bà bầu bị khó thở

Khó thở vào đầu thai kỳ

Thai nhi không cần phải rất lớn mới khiến bà bầu bị khó thở. Sự thay đổi kích thước của cơ hoành và lượng hormone progesterone vào đầu thai kỳ có thể làm thay đổi nhịp thở của mẹ bầu. 

Vào ba tháng đầu mang thai, cơ hoành tăng lên 4 cm. Khi cơ hoành co, không khí được lắp đày phổi. Trong khi một số mẹ bầu không nhận ra sự khác biệt so với trước đây khi họ hít sâu, những người khác có thể nhận ra rằng họ không thể hít một hơi thật đầy và sâu. 

Thông tin nhanh về cơ hoành: 

Cơ hoành – một vân cơ ngăn giữa lồng ngực và ổ bụng. Cơ hoành có vai trò quan trọng trong sinh lý hô hấp. 

Khi cơ hoành co thì vòm hoành hạ xuống, lồng ngực giãn, áp lực trong lồng ngực giảm, không khí được hít vào. 

Cùng với sự thay đổi ở cơ hoành, mẹ bầu cũng hít thở nhanh hơn do sự gia tăng hormone progesterone trong cơ thể. Bà bầu bị khó thở, hụt hơi rõ ràng hơi vào ban đêm khi nằm ngủ. 

Thông tin nhanh về progesterone:

Progesterone đóng vai trò thiết yếu trong sự phát triển của thai nhi. Nó cũng là một chất kích thích hô hấp, khiến ta hít thở nhanh hơn, gấp gáp hơn.  

Khó thở vào giữa thai kỳ

Triệu chứng khó thở sẽ trở nên rõ rệt hơn vào kỳ giữa của quá trình mang thai. “Thủ phạm” chính ở kỳ này là tử cung. Khi thai nhi đủ lớn, tử cung đạt tới kích thước có thể gây chèn ép ngược lại các nội tạng bên trong cơ hoành, trong đó có phổi. Khi cơ hoành bị chèn ép làm hạn chế sự mở rộng và co bóp để đưa không khí vào phổi, gây ra hiện tượng khó thở. 

Bên cạnh đó, còn có sự góp phần của tim khiến cho bà bầu bị khó thở. Lượng máu cần để nuôi cơ thể mẹ bầu tăng lên đáng kể. Vì vậy mà tim phải bơm mạnh hơn để nuôi cơ thể mẹ và dẫn máu đến nhau thai. Khi tim đột nhiên “tăng ca” như vậy, người mẹ sẽ không tránh khỏi bị khó thở. 

Khó thở vào cuối thai kỳ

Đến giai đoạn cuối của quá trình mang thai, bà bầu có thể hít thở dễ dàng hơn hoặc có thể khó khăn hơn trước tùy thuộc vào vị trí đầu của thai nhi phát triển. 

Trước khi bé bắt đầu xoay đầu và hướng về phía xương chậu, đầu của bé có thể nằm dưới xương sườn và đè lên cơ hoành, khiến cho bà bầu bị khó thở. Thậm chí có trường hợp, thai nhi lớn và đạp mạnh trong bụng mẹ khiến tử cung bị ép chặt đột ngột khiến thai phụ bị ngất.

Theo Trung tâm Tài nguyên Sức khỏe Phụ nữ Quốc gia (National Women’s Health Resource Center), kiểu khó thở này thường xảy ra vào khoảng tuần 31 – 34. 

Những nguyên nhân khác

Phụ nữ mang thai bị khó thở có thể vì một số nguyên nhân khác như:

Bà bầu bị khó thở có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Tình trạng khó thở và thở nhanh khi mang thai không gây hại cho thai phụ và thai nhi. Tuy nhiên, mẹ bầu cần chú ý các triệu chứng được đề cập ở mục lưu ý ở dưới để biết khi nào nên đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế.

Các cách cải thiện khi bà bầu bị khó thở

Khi đầu của thai nhi hướng dần về phía xương chậu khi mẹ bầu chuyển dạ, các mẹ nên bắt đầu cảm thấy dễ thở hơn. Trong lúc ấy, hãy cố:

Những lưu ý khi bà bầu bị khó thở

Khi nào bà bầu bị khó thở nên đi khám bác sĩ?

Hãy gặp bác sĩ nếu tình trạng khó thở ngày càng trầm trọng và đi kèm các triệu chứng sau:

Mong rằng những thông tin Medplus đã tổng hợp giúp giải đáp được thắc mắc của các mẹ về bà bầu bị khó thở phải làm sao, có ảnh hưởng đến thai nhi không và những lưu ý khi bà bầu bị khó thở.

Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé!

Xem thêm bài viết:

Nguồn: Tổng hợp

Exit mobile version