Site icon Medplus.vn

Bà bầu bị lao phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Bà bầu bị lao phải làm sao?

Bà bầu bị lao phải làm sao?

Bà bầu bị lao phải làm sao?

Phụ nữ đang mang thai là giai đoạn thuận lợi cho nhiều bệnh lý xuất hiện. Lao ở thai phụ bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân cả trong lẫn ngoài. Tuy nhiên, nội tiết thay đổi là một trong những yếu tố chính góp phần hình thành căn bệnh này. Những biểu hiện ban đầu là những cơn ho bất thường. Tần suất ho sau đó sẽ diễn ra dày hơn. Và khi tình trạng ho ra máu xuất hiện là lúc bệnh đã trở nặng. Vậy bà bầu bị lao phải làm sao?

Việc xuất hiện những triệu chứng như ho, sốt, kéo dài, sụt cân không rõ nguyên nhân, rất có thể là biểu hiện của bệnh lao. Để lâu sẽ ảnh hưởng nặng nề đến cả mẹ và bé. Phải đến ngay bệnh viện để được bác sĩ tư vấn kịp thời.

Bà bầu bị lao phải làm sao?

4 nguyên nhân khiến bà bầu bị lao

1. Bà bầu bị thay đổi nội tiết

Nguyên nhân hàng đầu khiến thai phụ dễ mắc bệnh lao là sự thay đổi các nội tiết tố oestrogen và progesteron. Sự xuất hiện nội tiết tố rau thai làm cho các cơ quan phục vụ quá trình từ mang thai đến nuôi con, bao gồm hệ sinh dục, vùng hông chậu, da, cơ bắp, tăng cường chuyển hóa chất và ngấm nước nhiều hơn. Từ đó, phổi, những tổ chức xơ sẹo, mềm hơn, tạo điều kiện cho vi khuẩn lao dễ xâm nhập hơn.

2. Bà bầu bị suy giảm miễn dịch

Hệ miễn dịch của phụ nữ khi mang thai hầu hết đều bị suy giảm. Nhiều thai phụ khi mang thai lần đầu thường có xu hướng ở trong nhà nhiều hơn. Họ cũng hạn chế vận động cơ thể vì sợ tác động xấu đến bào thai. Tuy nhiên, thai phụ không phơi nắng sẽ làm hạn chế rất nhiều khả năng hấp thụ chuyển hóa vitamin D, yếu tố làm giảm sự hoạt động của vi khuẩn có hại. Ít vận động cũng khiến cơ thể yếu ớt và hệ miễn dịch bị suy giảm.

3. Bà bầu tiếp xúc với người bị lao

Bệnh lao là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây ra. Bệnh lây lan do vi khuẩn lao phát tán ra ngoài khi người mắc lao ho, hắt hơi, khạc nhổ mà vô tình người tiếp xúc gần đó có thể hít vào. Nếu chạm phải giọt bệnh phẩm li ti rồi đưa lên mặt cũng sẽ bị nhiễm. So với người thường, thai phụ vốn có sức đề kháng kém hơn nên tỷ lệ nhiễm bệnh cũng sẽ cao hơn.

4. Bà bầu có chế độ sinh hoạt không điều độ

Một số phụ nữ mang thai nhưng vẫn giữ nguyên chế độ sinh hoạt như trước. Thức khuya, làm việc căng thẳng, lao lực trong thời gian dài, ăn uống thiếu chất, hút thuốc, rượu bia,… cũng đều là những nguyên nhân dẫn đến bệnh lao.

5 triệu chứng của lao thường gặp ở bà bầu

Những triệu chứng lao thường gặp ở bà bầu

Trong quá trình mang thai, bà bầu có thể gặp một số triệu chứng được đề cập dưới đây. Những triệu chứng này đôi khi là biểu hiệu của tình trạng thai nghén hoặc một số bệnh lý thông thường khác. Tuy nhiên, vẫn cần có sự lưu tâm đặc biệt khi:

1. Bà bầu bị ho kéo dài trong 2-3 tuần hoặc hơn

Ho thường bị nhầm lẫn với một số bệnh hô hấp thông thường, không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Nhưng nếu bà bầu ho liên tục trong 2-3 tuần không giảm hoặc tần suất tăng lên thì phải nghĩ ngay đến lao phổi. Những cơn ho dai dẳng khiến bà bầu càng về đêm càng ho nhiều hơn.

2. Bà bầu khạc ra đờm từ sâu trong phổi

Đờm là chất bài tiết bao gồm chất nhầy, hồng cầu, bạch cầu mủ được thải ra trong quá trình hô hấp. Khạc đờm là triệu chứng thứ 2 của lao sau ho. Nếu dùng thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ mà tình trạng không thuyên giảm, rất có khả năng bà bầu đã bị lao.

3. Bà bầu ăn mất ngon, sụt cân

Ăn mất ngon, sụt cân là dấu hiệu của rất nhiều bệnh lý khác như biếng ăn, HIV, ung thư,… Nhưng một người mắc bệnh lao chắc chắn sẽ xuất hiện tình trạng này. Bệnh lao khiến nạn nhân cảm thấy thiếu sức sống, uể oải, ăn không ngon từ đó dẫn đến sụt cân.

4. Bà bầu bị sốt

Sốt là biểu hiện của hệ miễn dịch chống lại vi khuẩn có hại xâm nhập cơ thể. Người bị lao phổi thường không sốt cao, sốt bất thường mà là sốt nhẹ, sốt vào buổi chiều.

5. Bà bầu ho ra máu

The WHO, 60% người bị lao ho ra máu. Mặc dù ho ra máu cũng là biểu hiệu của một số bệnh hô hấp khác nhưng bà bầu có triệu chứng này cũng không được chủ quan.

Cách điều trị khi bà bầu bị lao

Khi nghi ngờ mắc bệnh lao, bà bầu cần làm gì?

Cách phòng ngừa bệnh lao cho bà bầu

Bà bầu bị lao có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Câu trả lời là có. Bệnh lao là một trong những bệnh có thể lây từ mẹ sang con. Bệnh lao không chỉ khiến cơ thể người mẹ bị tổn thương mà còn ảnh hưởng nghiêm trong đến thai nhi. Thai nhi mắc lao từ mẹ có tỷ lệ cao và ngang nhau, từ trước và trong lúc đang thai. Một số thống kê cho thấy, bà mẹ mang thai được chẩn đoán mắc bệnh lao và phải điều trị lao trong thai kỳ có tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh vì bệnh lao lên đến 18,7%. Bào thai mắc lao đến lúc ra đời gọi là lao bẩm sinh, việc điều trị sẽ khá khó khăn.

Cách chữa trị và đề phòng bệnh lao cho bà bầu – Bị bệnh lao khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Dinh dưỡng cho bà bầu bị lao

Khi được xác định mắc bệnh lao, bà bầu nên bổ sung thực phẩm có chứa những chất sau rất có lợi cho sức khỏe:

Kẽm

Kẽm là yếu tố quan trọng cần cho sự đông máu, giảm tốc độ lão hóa da, tăng tốc độ hồi phục vết thương, và cân bằng hệ miễn dịch. Bà bầu có thể bị thiết hụt kẽm trong quá trình trị bệnh dẫn đến chán ăn và suy giảm miễn dịch. Một số thựt phẩm chứa kẽm gồm: hải sản, lòng đỏ trứng, đậu Hà Lan, thịt nạc heo,…

Sắt

Sắt là chất tạo nên thành phần hemoglobin của hồng cầu và là thành phần quan trọng trong nhân tế bào. Bệnh nhân lao phổi thường bị thiếu máu do thiếu sắt. Các thực phẩm có chứa sắt gồm có: nấm mèo, nấm hương, lòng đỏ trứng

Kali

Kali có vai trò giảm xuất huyết và tăng sinh các tế bào khỏe mạnh. Bổ sung thêm kali thông qua rau xanh, dầu thực vật, gan, khoai tây, măng.

Selen

Selen có vai trò loại bỏ các chất độc hại, hoạt hóa lại hệ thống enzyme. Những thực phẩm chứa nhiều selen: sữa, đậu tương, vừng, ớt.

Vitamin A, E, C

Các vitamin này giúp cơ thể tăng cường hệ thống miễn dịch, nhờ đó tránh được quá trình oxy hóa và nhiễm khuẩn. Ăn thêm các thực phẩm như: gan, thịt gà, thịt lợn nạc, thịt bò, cá biển, rau có màu xanh.

Vitamin K, các vitamin nhóm B

Bà bầu bị lao có khả thăng hấp thụ chất dinh dưỡng kém do thiếu thụt vitamin K và các vitamin nhóm B. Kết quả của sự thiếu hụt ấy có thể gây trở ngại cho quá trình đông máu. Các vitamin này có nhiều trong gan, rau xanh, thịt lợn, đậu, khoai tây.

Chất xơ

Vai trò của chất xơ sẽ giúp bệnh nhân cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, cải thiện các vấn đề tiêu hóa như táo bón và tiêu chảy. Bà bầu chú ý ăn nhiều rau xanh, trái cây, phomai.

Trên đây là những thông tin cần thiết giúp các bà bầu giải đáp thắc mắc bà bầu bị lao phải làm sao? Bà bầu bị lao có ảnh hưởng đến thai nhi không? Cách phòng ngừa và điều trị cho và bà bầu bị lao.

Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.

Xem thêm các bài viết liên quan:

Nguồn: Tổng hợp

Exit mobile version