Bà bầu bị loãng xương phải làm sao?
Bị loãng xương trong thời kỳ mang thai là tình trạng có thể xảy ra đối với các mẹ. Trong quá trình mang thai, thai nhi sẽ lấy canxi từ mẹ để có đầy đủ canxi cho sự phát triển, đặc biệt là 3 tháng cuối của kỳ thai. Nếu người mẹ không được cung cấp đầy đủ canxi, không có thói quen sử dụng những thực phẩm giàu canxi hoặc uống bổ sung canxi thì mẹ sẽ gặp phải vấn đề loãng xương ở bà bầu. Vậy bà bầu bị loãng xương phải làm sao?
Bà bầu bị loãng xương là tình trạng khá phổ biến xảy ra trong thời kỳ mang thai. Bà bầu được khuyến cáo nên ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý, tập thể dục thường xuyên.
Nguyên nhân khiến bà bầu bị loãng xương
Các mẹ bầu bị mỏi mắt do một vài nguyên nhân chủ yếu sau đây:
Bị loãng xương khi mang thai nguyên nhân do chất lượng xương bị giảm, khối lượng xương giảm và canxi trong xương chỉ số thấp. Khi mang thai, thai nhi sẽ lấy canxi từ mẹ để có đầy đủ canxi cho sự phát triển. Nhất là về 3 tháng cuối của chu kỳ, thai nhi phát triển nhanh và lớn nhanh nên cần lượng canxi cao. Mẹ bầu không cung cấp đủ lượng canxi cần thiết cho cơ thể, nuôi dưỡng thai nên xảy ra tình trạng loãng xương.
Nhu cầu canxi để phát triển xương khớp vai nên cuống rốn tiết ra lượng estrogen lớn, cản trở hấp thu canxi của xương trong cơ thể mẹ nên mẹ bị loãng xương.
Tình trạng này không phải chỉ gặp riêng ở phụ nữ đang mang thai mà phụ nữ sau sinh cũng có thể đối mặt với tình trạng loãng xương do lượng sữa con bú cũng lấy đi một lượng canxi khá lớn từ người mẹ.
Dấu hiệu bà bầu bị loãng xương
Các mẹ bầu bị loãng xương thường có những biểu hiện sau:
Giai đoạn đầu
- Gãy móng, răng lung lay và rụng tóc. Đặc biệt, tóc rụng nhiều nhất là sau khi gội; móng giòn, dễ gãy; răng vàng, dễ lung lay.
- Đau lưng. Đây là dấu hiệu đặc trưng nhất của loãng xương. Cơn đau có thể thoáng qua hoặc dai dẳng tùy theo lượng canxi bị thiếu hụt.
- Chuột rút và đau nhức cơ bắp. Ngoài những cơn đau nhức ở đùi, bắp chân, bàn chân. Các mẹ bầu bị thiếu canxi còn có dấu hiệu tê buốt chân tay, chuột rút thường xuyên. Cơn đau và tê buốt đặc biệt xuất hiện nhiều về đêm.
Cấp độ nặng hơn
Là hiện tượng co giật các cơ ở mặt hoặc tứ chi, bàn tay và ngón tay chân co rúm. Hiện tượng đó là dấu hiệu của việc hạ canxi máu quá mức.
Cách khắc phục cho bà bầu bị loãng xương
- Để bổ sung canxi hiệu quả, an toàn, không bị thừa canxi, mẹ bầu có thể bổ sung canxi thông qua đường ăn các thực phẩm giàu canxi hàng ngày hoặc sử dụng thuốc canxi chuyên dụng cho bà bầu.
- Các loại rau củ có vị chát, ngũ cốc nguyên vỏ sẽ làm hạn chế hấp thu canxi nên chị em lưu ý tránh ăn trong giai đoạn mang thai.
- Nên bổ sung canxi từ sáng hoặc đến trưa, không nên uống vào buổi chiều tối vì không hấp thụ được canxi, gây cặn lắng canxi dẫn đến những bệnh nguy hiểm khác.
- Mẹ bầu muốn cải thiện tình trạng bị loãng xương khi mang thai hãy tiếp xúc với ánh nắng buổi sáng để tăng hiệu quả hấp thu canxi, vitamin D cao hơn
- Tập luyện thể dục thể thao nhẹ như đi bộ sẽ giúp mẹ giảm tình trạng táo bón, phù nề, tinh thần sảng khoái hơn, tăng khả năng chịu đựng và ngủ ngon hơn.
Bà bầu bị loãng xương có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Nếu phụ nữ bị loãng xương khi mang thai, mệt mỏi thường xuyên, đau nhức cơ bắp, tê chân, chuột rút, đau khớp là những ảnh hưởng trực tiếp tới cơ thể người mẹ.
Thiếu canxi nặng có thể gây ra những cơn co giật ở tay chân. Xương của người mẹ bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn khi thai nhi phát triển về các tháng cuối. Thai to, xương của mẹ bầu phải chịu một lực đỡ khá nặng nên cột sống sẽ nhức mỏi hơn bình thường.
Loãng xương khi mang thai, con sinh ra chậm phát triển, còi xương ngay trong bụng mẹ, còi xương bẩm sinh, biến dạng xương gây dị hình, lùn thấp. Bị loãng xương khi mang thai, con chậm phát triển nên mẹ phải lưu ý bổ sung canxi, vitamin D đúng thời điểm để vừa đảm bảo sức khỏe cho mẹ và con nhé.
Một số lưu ý cho bà bầu bị loãng xương
Bà bầu bị loãng xương nên ăn gì?
Theo một vài chuyên gia chia sẻ, mẹ bầu bị loãng xương nên bổ sung số loại thực phẩm như:
- Các thực phẩm giàu canxi là tôm, cua, ngao, sò, sữa và các sản phẩm của sữa.
- Hải sản chứa nhiều canxi tốt cho xương như Tôm, cua, các loại tép
- Các loại trứng gà, trứng vịt, trứng chim chứa vitamin D rất cao
- Những loại rau củ tốt cho xương có thể kể đến như: súp lơ xanh, cải xoăn, hạt đậu nành, rau bina, bắp cải…
- Một số loại quả tốt cho người loãng xương như: chuối, cam….
Bà bầu bị loãng xương không nên ăn gì?
Mẹ bầu nên hạn chế sử dụng những loại thực phẩm:
- Các thực phẩm chứa oxalate như trà, ca cao, nước ép hoa quả,… sẽ làm giảm quá trình hấp thu canxi.
- Thực phẩm càng nhiều muối, ví dụ như đồ ăn chế biến sẵn
- Các loại rau củ họ cà dược, ví dụ như cà chua, nấm, ớt chuông, cà tím
- Đồ ăn ngọt, nhiều đường sẽ hạn chế sự hấp thu canxi
- Bia, rượu càng làm tình trạng trở nên mệt mỏi hơn
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc về về bà bầu bị loãng xương phải làm sao? Bà bầu bị loãng xương có ảnh hưởng đến thai nhi không và những lưu ý khi mẹ bầu bị loãng xương.
Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm bài viết:
- Bà bầu bị điện giật phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị ngứa vùng kín phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không
- Bà bầu bị nhiễm khuẩn đường ruột phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không
- Bà bầu bị viêm họng hạt phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không
- Bà bầu bị ngứa vùng kín phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không
Nguồn: Tổng hợp