Site icon Medplus.vn

Bà bầu bị lỵ trực khuẩn phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Bà bầu bị lỵ trực khuẩn phải làm sao?

Bà bầu bị lỵ trực khuẩn phải làm sao?

Bà bầu bị lỵ trực khuẩn phải làm sao?

Lỵ trực khuẩn là bệnh nhiễm khuẩn đường tiêu hóa do trực khuẩn Shigella gây nên. Thể điển hình cấp tính có biểu hiện lâm sàng là sốt, đại tiện nhiều lần, phân có nhầy và máu, có những cơn đau quặn bụng và mót rặn khi đại tiện. Bệnh lây theo đường tiêu hóa và dễ phát thành dịch. Vậy bà bầu bị lỵ trực khuẩn phải làm sao?

Mẹ bầu nghi ngờ bị lỵ trực khuẩn nên đi khám càng sớm càng tốt để điều trị đúng thuốc, đúng liều lượng để nhanh khỏi bệnh. Không nên tự ý mua thuốc điều trị hoặc dùng các thuốc do mách bảo của người khác vì nhiều loại thuốc có thể gây hại cho thai nhi.

Triệu chứng bà bầu bị lỵ trực khuẩn

Bao gồm hai hội chứng chính:

1. Hội chứng lỵ

Phân nhầy máu, nhiều lần, lượng phân càng về sau càng ít dần. Trường hợp nặng có thể đến 20 – 40 lần đi đại tiện/ngày. Mẹ bầu mót rặn nhiều, ngày càng tăng, đau thốn vùng trực tràng. Đau bụng quặn từng cơn dọc khung đại tràng trước khi đại tiện. Khám bụng thường thấy đau thốn rõ ở nửa dưới bụng bên trái, vùng đại tràng sigma hoặc đau toàn bộ khung đại tràng.

2. Hội chứng nhiễm khuẩn

Sốt cao 39- 400C, kèm ớn lạnh, đau nhức cơ toàn thân, mệt mỏi, biếng ăn, buồn nôn hoặc nôn. Có thể có co giật do sốt cao, hoặc do nhiễm độc thần kinh. Sốt có thể tiếp tục cao, nhưng thường sốt giảm sau vài ngày. Thể trạng suy sụp nhanh chóng, mệt mỏi hốc hác, môi khô, lưỡi vàng nâu

Nguyên nhân khiến bà bầu bị lỵ trực khuẩn

Các nguyên nhân sau gây ra bệnh lỵ trực khuẩn như:

Những trường hợp bị lỵ trực khuẩn bà bầu thường quan tâm

Cách chữa trị lỵ trực khuẩn khi mang thai

Bà bầu bị lỵ trực khuẩn có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Phụ nữ mang thai sức đề kháng kém hơn nên mắc tiêu chảy nặng hơn các trường hợp bình thường và mức độ nguy hiểm cũng cao hơn. Ngoài tác hại lên cơ thể mẹ, thai nhi trong bụng cũng chịu ảnh hưởng không tốt, có thể bị suy dinh dưỡng chậm phát triển và nặng hơn nữa có thể làm thai chết trong bụng mẹ.

Lưu ý cho bà bầu tránh bị lỵ trực khuẩn

Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc về bà bầu bị lỵ trực khuẩn phải làm sao? Bà bầu bị lỵ trực khuẩn có ảnh hưởng đến thai nhi không? Và những lưu ý khi mẹ bầu bị lỵ trực khuẩn.

Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.

Xem thêm bài viết:

Nguồn: Tổng hợp

Exit mobile version