Site icon Medplus.vn

Bà bầu bị mệt mỏi phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Bà bầu bị mệt mỏi phải làm sao

Bà bầu bị mệt mỏi phải làm sao

Bà bầu bị mệt mỏi phải làm sao?

Bị mệt mỏi trong thời kỳ mang thai là tình trạng có thể xảy ra đối với các mẹ. Mệt mỏi khi mang thai do một số là bệnh lý bình thường của thai kỳ. Nhưng đó cũng có thể là triệu chứng của một số bệnh như thiếu máu, suy giảm tuyến giáp hoặc tiểu đường. Vậy bà bầu bị mệt mỏi  phải làm sao?

Bà bầu bị mệt mỏi là tình trạng khá phổ biến xảy ra trong thời kỳ mang thai. Bà bầu được khuyến cáo nên nghỉ ngơi hợp lý, chia nhỏ bữa ăn hàng ngày, thăm khám định kỳ thường xuyên.

Nguyên nhân khiến bà bầu bị mệt mỏi

Thường do nội tiết tố progesteron tăng cao bởi nang hoàng thể thai kỳ bài tiết giúp cho phôi thai tồn tại và phát triển. Đây là nguyên nhân gây triệu chứng nghén cho mẹ, biểu hiện nôn, buồn nôn sau khi ăn.

Cùng với tác động của phôi thai lên hệ thần kinh giao cảm của mẹ làm rối loạn hệ tiêu hóa, dẫn đến dấu hiệu nghén nặng hơn, mẹ cảm giác mệt mỏi nhiều hơn.

Progesteron có tác dụng làm dãn các cơ trơn, như cơ trơn ở ruột non, ruột già làm cho mẹ bị táo bón, triệu chứng táo bón gây ra cho mẹ cảm giác mệt mỏi khó chịu mỗi khi đi đại tiện.

Khi mang thai, cơ thể mẹ có những thay đổi ở hệ tuần hoàn, nhịp tim tăng hơn, cung lượng tim tăng, các chuyển hóa trong cơ thể mẹ cũng thay đổi tăng hơn và rất nhiều các hệ khác trong cơ thể đều thay đổi để phù hợp với sự mang thai

Ngoài ra, dấu hiệu mệt mỏi, chóng mặt của mẹ bầu càng rõ và nặng hơn trên cơ địa mẹ thiếu máu, thiếu sắt.

Mỏi mệt cũng có thể đến từ sự lo âu, trầm cảm trong thai kỳ do tưởng tượng, lo lắng quá mức cho phép.

Một số người cảm thấy đau lưng, đau đầu hay mỏi toàn bộ chân, tay. Một số khác cảm thấy uể oải đến mức không làm nổi việc gì

Dấu hiệu bà bầu bị mệt mỏi

Phụ nữ mang thai gặp phải tình trạng mệt mỏi khi đi kèm với các triệu chứng sau

Nhức đầu, chóng mặt

Ốm nghén

Khó ngủ, nghén ngủ

Chán ăn

Vận động kém

Cảm giác lo âu

Cách khắc phục cho bà bầu bị mệt mỏi

1. Giảm bớt hoạt động

Việc giảm bớt hoạt động sẽ phần nào ngăn ngừa tình trạng mệt mỏi khi mang thai. Mẹ bầu không cần phải ra ngoài nếu không thật sự cần thiết, nhờ người thân làm những việc nhà nặng nhọc hoặc trông con giúp.

2. Lên giường sớm

Dẫu không thể ngủ ngay lập tức, mẹ bầu vẫn nên sắp xếp lịch trình sinh hoạt sao cho bạn có nhiều thời gian để thư giãn trên giường nhất. Trong thời gian bầu bí, việc nghỉ ngơi đầy đủ là điều rất quan trọng nhằm tăng mức năng lượng cho phụ nữ mang thai. Mẹ bầu nên tránh uống nhiều nước trước khi ngủ bởi bạn có nguy cơ phải tỉnh dậy giữa đêm để đi vệ sinh

Cuối cùng, một lưu ý khi ngủ nữa dành cho bạn là hãy thay đổi tư thế ngủ từ nằm ngửa chuyển sang nằm  nghiêng. Việc nằm nghiêng sang một bên sẽ giúp mẹ bầu cảm thấy thoải mái hơn và giảm bớt áp lực lên các mạch máu đang nuôi dưỡng bé yêu.

3. Chế độ ăn uống hợp lý

Khi mang thai, mẹ bầu cần tăng thêm lượng calo hấp thụ mỗi ngày nhằm phục vụ cho quá trình nuôi dưỡng em bé. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa rằng bạn phải ăn quá nhiều một lúc mà nên chia nhỏ khẩu phần thành 5 – 6 bữa. Đây là biện pháp thiết thực, giúp mẹ bầu giữ mức năng lượng ổn định, hạn chế cảm giác thờ ơ do tình trạng ăn uống không đủ chất gây nên.

4. Tập thể dục đều đặn

Tình trạng mệt mỏi khi mang thai có thể làm cho mẹ bầu có xu hướng hạn chế hoạt động nhất có thể . Tuy nhiên, hãy động viên bản thân cũng như cố gắng duy trì thói quen vận động cơ thể mỗi ngày bởi bạn sẽ nhận được nhiều lợi ích sức khỏe bất ngờ.

5. Uống nước đầy đủ

Trong thời gian mang thai, cơ thể bạn cần nhiều chất lỏng để giữ nước. Tuy điều này có thể khiến mẹ bầu đi vệ sinh nhiều hơn. Điều quan trọng là bạn nên uống đủ nước lọc hoặc những thức uống tốt cho sức khỏe tại thời điểm này.

Bà bầu bị mệt mỏi có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Mệt mỏi ở phụ nữ mang thai dù không quá nguy hiểm song gây nhiều khó chịu. Ảnh hưởng sức khỏe của mẹ và thai nhi. Khiến Tâm trạng mẹ bầu không tốt, buồn phiền kéo dài lâu ngày có thể dẫn đến stress nặng. Từ đó, sức khỏe cũng bị ảnh hưởng, mẹ bầu có thể bị chán ăn, cơ thể yếu ớt, thần kinh căng thẳng. Điều này cũng ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển của thai nhi. Tăng khả năng nguy cơ trẻ bị suy dinh dưỡng do thiếu chất.

Một số lưu ý cho bà bầu bị mệt mỏi

Bà bầu bị mệt mỏi nên ăn gì?

Sữa chua

Sữa chua dồi dào canxi và các loại vitamin. Vi khuẩn có lợi probiotic trong sữa chua giúp chống lại mệt mỏi cho mẹ bầu. Đồng thời giúp hạn chế táo bón thai kỳ.

Chuối chín

Chuối chín là “thực phẩm vàng” có chứa a-xit folic tuyệt đối an với phụ nữ mang thai. A-xit folic và kali trong chuối còn có tác dụng làm tăng hồng cầu, giảm đau nhức cơ thể và ngăn ngừa dị tật thai nhi.

Đậu đỏ

Đậu đỏ giúp hạn chế tình trạng thiếu máu trong thai kỳ. Ăn nhiều đậu đỏ giúp tăng lượng hemoglobin.

Bông cải xanh

Loại rau này cung cấp đang dạng các loại vitamin và protein. Đây là một trong những loại rau có công dụng chống lại mệt mỏi hiệu quả cho mẹ bầu.

Củ cải trắng

Thiếu hụt canxi có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là chứng mệt mỏi khi mang thai. Ăn củ cải thường xuyên trong chế độ ăn hàng ngày giúp chị em bớt mệt mỏi và tăng sức đề kháng.

Bà bầu bị mệt mỏi không nên ăn gì?

Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc về về bà bầu bị mệt mỏi phải làm sao? Bà bầu bị mệt mỏi có ảnh hưởng đến thai nhi không và những lưu ý khi mẹ bầu bị mệt mỏi.

Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.

Xem thêm bài viết:

Nguồn: Tổng hợp

Exit mobile version