Site icon Medplus.vn

Bà bầu bị mọc răng khôn phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Bà bầu bị mọc răng khôn phải làm sao

Bà bầu bị mọc răng khôn phải làm sao

Bà bầu bị mọc răng khôn phải làm sao?

Bị mọc răng khôn trong thời kỳ mang thai là tình trạng có thể xảy ra đối với các mẹ. Răng khôn có hình dáng bên ngoài tương tự như nhóm răng hàm lớn. Có mặt răng phẳng, diện tích lớn cùng hình dáng khá phức tạp. Thông thường, độ tuổi mọc răng khôn là 17 – 25 tuổi. Nhưng với một số trường hợp thì răng khôn có thể mọc sớm hoặc trễ hơn. Vậy bà bầu bị mọc răng khôn phải làm sao?

Bà bầu bị mọc răng khôn là tình trạng khá phổ biến xảy ra trong thời kỳ mang thai. Bà bầu được khuyến cáo nên vệ sinh răng miệng sạch sẽ và cần đến tham khảo ý kiến bác sĩ nha khoa.

Bị mọc răng khôn khi mang thai có sao không

Tại sao bà bầu bị mọc răng khôn?

Răng khôn là răng mọc cuối cùng trong xương hàm và mọc tại thời điểm cấu trúc hàm đã phát triển ổn định tức là vào khoảng 18 – 26 tuổi. Đó là lý do mà hầu hết răng khôn đều mọc kẹt, mọc ngầm dưới nưới vì răng khôn không còn chỗ để mọc thẳng trên cung hàm.

Biến chứng thường gặp khi răng khôn mọc lên đó là viêm lợi trùm, viêm quanh thân răng, thức ăn hay mắc kẹt vào kẽ răng gây sâu răng 7 bên cạnh, gây ê nhức, hành sốt,…Do đó, răng khôn biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống thể chất lẫn tinh thần của chúng ta.

Dấu hiệu bà bầu bị mọc răng khôn

Một số dấu hiệu nhận biết mẹ bầu đang bị mọc răng khôn khi mang thai bao gồm:

Đau nhức quanh vùng lợi

Sưng lợi

Hàm nặng nề cử động khó khăn

Bị sốt, nhức đầu

Chán ăn, ăn uống không ngon miệng

Cách khắc phục cho bà bầu bị mọc răng khôn

Nước muối ấm

Nước muối ấm có tác dụng sát khuẩn giảm đau rất tốt. Bạn chỉ cần cho 1 muỗng muối vào một cốc nước ấm rồi hòa tan để súc miệng khi bị đau răng sẽ có tác dụng giảm đau rất tuyệt vời.

Chườm đá lạnh

Đá lạnh có tác dụng gây tê tạm thời và giảm sưng hữu hiệu. Bạn nên lấy 1 ít đá bỏ vào khăn để chườm vào mặt – nơi bị sưng. Khi hơi đá lan tỏa, bạn sẽ cảm thấy tê tê tại vùng má, thế nên cơn đau sẽ giảm từ từ đến khi hết hẳn.

Tỏi

Bạn có thể nhai một vài tép tỏi hay đập dập một tép tỏi rồi trộn với ít muối để đắp vào chỗ răng đau khoảng 3 – 5 phút. Làm như vậy khoảng 2 – 3 lần mỗi ngày, bạn sẽ thấy cơn đau bị đẩy lùi đáng kể.

Lá lốt

Lá và thân cây có chứa alcaloid và tinh dầu, tinh dầu có thành phần chủ yếu là beta-caryophylen, rể chứa benzylacetat có tính kháng khuẩn rất là tốt. Lá lốt có vị cay, mùi thơm có tác dụng hạ khí giảm đau. Lấy cả thân, lá, rễ sắc nước đặc và ngậm liền 3-4 ngày.

Bà bầu bị mọc răng khôn có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Bà bầu bị mọc răng khôn có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Khi răng khôn mọc ngầm hoặc mọc lệch có thể gây ra các hiện tượng đau nhức, sốt, xương hàm khó cử động,…khiến cho việc ăn uống của bạn trở nên khó khăn hơn. Và tình trạng ăn uống không ngon miệng kéo dài dẫn đến việc thiếu hụt dinh dưỡng cho thai nhi, khiến thai nhi có thể phải đối mặt với nguy cơ còi xương, thiếu cân,…

Không những thế, răng khôn mọc ngầm hoặc mọc lệch nếu không được điều trị dứt điểm sẽ gây ra cho mẹ bầu rất nhiều biến chứng răng miệng nguy hiểm khác như viêm lợi trùm răng khôn, sâu răng,… Đặc biệt là trong giai đoạn mang thai sức đề kháng của người mẹ rất yếu, thế nên dễ bị vi khuẩn răng miệng tấn công gây ra hiện tượng viêm nhiễm khi mọc răng khôn.

Một số lưu ý cho mẹ bầu bị mọc răng khôn

Bà bầu bị mọc răng khôn nên ăn gì?

Theo một vài chuyên gia chia sẻ, mẹ bầu bị mọc răng khôn nên bổ sung số loại thực phẩm như:

Bị mọc răng khôn khi mang thai không nên ăn gì?

Mẹ bầu nên hạn chế sử dụng những loại thực phẩm

Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc về về bà bầu bị mọc răng khôn phải làm sao? Bà bầu bị mọc răng khôn có ảnh hưởng đến thai nhi không và những lưu ý khi mẹ bầu bị mọc răng khôn.

Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.

Xem thêm bài viết:

Nguồn: Tổng hợp

Exit mobile version