Bà bầu bị mụn nhọt phải làm sao?
Bị mụn nhọt ở bà bầu trong thời kỳ mang thai là tình trạng có thể xảy ra đối với các mẹ. Mụn nhọt chính là tình trạng viêm nhiễm ở các nang lông do vi khuẩn tấn công. Lúc đầu, nhọt chỉ là những vết đỏ nhỏ trên da, sau dần sẽ sung viêm, lan rộng gây đau đớn nếu không được điều trị kịp thời.. Vậy bà bầu bị mụn nhọt phải làm sao?
Bà bầu bị mụn nhọt là tình trạng khá phổ biến xảy ra trong thời kỳ mang thai. Bà bầu được khuyến cáo nên bổ sung nhiều thực phẩm tươi mát, nghỉ ngơi hợp lý, không nên tự ý dùng thuốc điều trị.
Nguyên nhân khiến bà bầu bị mụn nhọt
Khi mang thai, phụ nữ có rất nhiều thay đổi về nội tiết tố. Trong đó, hàm lượng estrogen và progesterone gia tăng đột biến làm rối loạn sắc tố da, tăng cao lưu lượng máu kích thích. Từ đó, các phân tử tyrosine được hình thành ở vùng sản sinh tế bào da bị oxy hóa dẫn đến mụn nhọt.
Các bà bầu thường có nội tiết dao động rất mãnh liệt. Nồng độ cao của nội tiết androgen kích thích tuyến bã tăng sản xuất dầu, khiến da nhờn, dễ bị mụn.
Ngoài ra, tâm lý căng thẳng, lo âu khiến mẹ bầu dễ bị thâm nám, mụn nhọt. Đặc biệt, tình trạng nám da trên sống mũi chị em nào cũng mắc phải.
Việc ăn uống không khoa học, không hợp lý, ăn quá nhiều đồ chiên rán hay hoa quả có tính nóng cũng là nguyên nhân khiến bà bầu nổi mụn nhọt.
Cách khắc phục cho bà bầu bị mụn nhọt
- Tuyệt đối không nên cậy nặn mụn non.
- Nhiều mẹ bầu còn tự thoa thuốc, kem trị mụn pha chế hay kem trộn mà không hề biết nó có thể gây nguy hiểm cho da và sức khỏe thai nhi.
- Không dùng các loại thuốc bôi nhóm retinoid hay các thuốc gây lột sừng.
- Các loại thuốc uống có chất isotretinoin, thuốc viên nội tiết, thuốc kháng sinh thuộc nhóm cyclin mẹ bầu cũng nên tránh.
- Đặc biệt, nên tránh xa các loại thuốc không rõ nguồn gốc. Không dùng loại kem trị mụn thông dụng như Isotrentinoin, bởi nó có thể khiến thai nhi dị tật, thậm chí khiến bà bầu sảy thai.
- Nếu muốn dùng loại thuốc nào, cần phải tìm hiểu thật kỹ, nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa, tuyệt đối không tự ý điều trị.
Bà bầu bị mụn nhọt có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Vấn đề mụn nhọt khi mang thai không quá nghiêm trọng. Thậm chí còn là điều bình thường hầu như bà bầu nào cũng gặp phải.
Để hạn chế mụn nhọt mọc lên, mẹ bầu cần biết cách hạ nhiệt. Hạ nhiệt được hiểu đơn giản là giảm sự chuyển hóa. Đồng thời giảm sự tạo ra nhiệt bên trong cơ thể.
Mẹ bầu lưu ý không được tự ý sử dụng các loại thuốc trị mụn nhọn. Vì nó có thể ảnh hưởng đến thai nhi, nguy cơ thai dị tật, thậm chí khiến bà bầu bị sẩy thai.
Một số lưu ý cho bà bầu bị mụn nhọt
Bà bầu bị mụn nhọt nên ăn gì?
Thực phẩm giúp an thần
Hạt sen, củ sen có thể làm dịu các kích thích thần kinh, giảm sự tạo thành nhiệt lượng trong cơ thể. Bên cạnh đó, các ngũ cốc thô như đậu xanh, đậu đen… cũng có tác dụng giải nhiệt rất tốt.
Nhóm rau xanh, trái cây tươi
Không chỉ cung cấp đầy đủ vitamin, khoáng chất, chất xơ, rau xanh. Trái cây tươi còn chứa các thành phần chống oxy hóa, tăng cường sức đề kháng.
Các loại trái cây nhiều nước, ít ngọt
Bao gồm thanh long, bưởi, dứa, cam quýt, dưa … cũng có tác dụng hạ nhiệt tốt hơn so các loại trái cây ngọt như vải, mít, chuối,…
Uống thật nhiều nước
Cơ thể bà bầu luôn cần được bổ sung nhiều nước hơn so với người bình thường. Do đó, bà bầu uống nhiều nước cực kỳ có lợi. Không chỉ giúp cơ thể không bị mất các chất điện phân, mà còn hạn chế chứng táo bón khi mang thai.
Bà bầu bị mụn nhọt không nên ăn gì?
- Trong những ngày nóng bức, mẹ bầu nên hạn chế tối đa các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, da, lòng, nước cốt dừa…
- Những loại thực phẩm ngọt như bánh kẹo, nước giải khát có đường, chè… hoặc các loại bột tinh chế như bột mì, nếp … cũng không nên ăn.
- Đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ uống có chất kích thích
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc về về bà bầu bị mụn nhọt phải làm sao? Bà bầu bị mụn nhọt có ảnh hưởng đến thai nhi không và những lưu ý khi mẹ bầu bị mụn nhọt.
Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm bài viết:
- Bà bầu bị điện giật phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị ngứa vùng kín phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không
- Bà bầu bị nhiễm khuẩn đường ruột phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không
- Bà bầu bị viêm họng hạt phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không
- Bà bầu bị ngứa vùng kín phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không
Nguồn: Tổng hợp