Site icon Medplus.vn

Bà bầu bị nấc cụt phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Bà bầu bị nấc cụt phải làm sao

Bà bầu bị nấc cụt phải làm sao

Bà bầu bị nấc cụt phải làm sao?

Ngoài các hiện tượng ợ nóng, đầy hơi, táo bón, nấc cụt cũng là hiện tượng khó chịu trong thai kỳ mà các bà bầu bất đắc dĩ gặp phải. Mẹ bầu bị nấc cụt có thể do cơ hoành vùng bụng bị kích thích. Gây co đột ngột khiến thanh thiệt (bộ phận nắp sụn nhỏ dưới đáy lưỡi ngăn thức ăn lạc vào khí quản) đóng đột ngột gây ra tiếng động lạ. Vậy bà bầu bị nấc cụt phải làm sao?

Bà bầu bị nấc cụt là tình trạng khá phổ biến xảy ra trong thời kỳ mang thai. Bà bầu được khuyến cáo nên ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, uống nhiều nước và có chế độ nghỉ ngơi hợp lý.

Nguyên nhân bà bầu bị nấc cụt

Nấc cụt xuất hiện chủ yếu là do sự co thắt đột ngột của cơ hoành. Điều này có thể là do một số tác nhân sau:

Khởi đầu của cơn nấc cụt

Không có cách nào để dự báo một cơn nấc cụt. Với mỗi đợt co thắt, thường có một sự siết nhẹ của ngực hoặc họng trước khi tiếng nấc cụt được phát ra.

Phần lớn tình trạng nấc cụt khởi đầu và kết thúc đột ngột. Không có một nguyên nhân rõ ràng nào. Các đợt nấc cụt thường chỉ kéo dài trong khoảng vài phút.

Nấc cụt trong thời gian hơn 48 giờ được xem là nấc cụt kéo dài. Nấc cụt kéo dài hơn 2 tháng được xem là nấc cụt khó trị.

Cách khắc phục cho bà bầu bị nấc cụt

1. Uống nước

Theo quan niệm dân gian, khi bị nấc cụt, bà bầu hãy nín thở và uống 9 ngụm nước nhỏ (uống liên tục, không nghỉ). Nếu thực hiện lần đầu chưa thấy hiệu quả, mẹ bầu hãy tập trung làm lại lần thứ hai, thứ ba. Cách làm tuy đơn giản nhưng sẽ giúp bà bầu trị dứt điểm cơn nấc cụt khó chịu.

2. Ngậm đá lạnh

Khi bắt đầu có hiện tượng nấc cụt, bà bầu chỉ cần ngậm một viên đá nhỏ hoặc thoa đều khắp mặt. Cảm giác lạnh đột ngột của đá sẽ chi phối. Làm cơn nấc cụt ở bà bầu nhanh chóng biến mất.

3.Ăn đường

Khi bị nấc, chị em sử dụng khoảng một muỗng cà phê đường để ngay đầu lưỡi. Ngậm từ trong miệng rồi nuốt. Vị ngọt lan ra từ các hạt đường nhỏ li ti sẽ kích thích các dây thần kinh. Khiến cơn nấc ở bà bầu nhanh chóng biến mất.

4. Ngửi hạt tiêu

Nếu các phương pháp trên không hiệu quả, bà bầu có thể sử dụng đến mẹo chữa nấc bằng hạt tiêu. Mẹ bầu múc một muỗng hạt tiêu rồi đưa lên mũi ngửi. Các cơn hắt xì hơi sẽ trị được những cơn nấc liên tục ở bà bầu.

Phương pháp phòng ngừa cho bà bầu bị nấc cụt

Nhiều trường hợp bà bầu bị nấc do quá trình ăn uống chưa khoa học. Vì vậy, để hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả, chị em cần ăn chậm nhai kỹ để tránh tạo khe hở dẫn đến không khí đi vào dạ dày, ảnh hưởng đến dây thần kinh phế vị, gây hiện tượng nấc.

Bên cạnh đó, để tránh gặp phải những cơn nấc cụt khó chịu, bà bầu không nên ăn các thức ăn cay nóng, các chất kích thích. Đồng thời, bà bầu cũng không nên ăn quá nhiều, quá no trong một bữa ăn. Thay vào đó hãy ăn các thức ăn mát, giàu dinh dưỡng và chia thành nhiều bữa nhỏ.

Bà bầu bị nấc cụt có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Theo các bác sĩ, nấc cụt chỉ là hiện tượng thông thường ở cả trẻ em, người lớn và phụ nữ có thai. Chỉ trong một số trường hợp, nấc cụt mới là dấu hiệu của một số bệnh nguy hiểm. Khi bị nấc cụt, mẹ có thể áp dụng một số mẹo dân gian an toàn, đơn giản. Điều này sẽ giúp mẹ bầu thổi bay tình trạng nấc cụt. Nếu hiện tượng nấc xuất hiện thường xuyên, kéo dài liên tục, mẹ bầu nên đi gặp bác sĩ để kiểm tra tình hình sức khỏe. Tránh nguy cơ mắc bệnh viêm dạ dày, rối loạn tiêu hóa, ung thư phổi, suy thận hay thậm chí viêm não…

Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc về về bà bầu bị nấc cụt phải làm sao? Bà bầu bị nấc cụt có ảnh hưởng đến thai nhi không và những lưu ý khi mẹ bầu bị nấc cụt.

Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.

Xem thêm bài viết:

Nguồn: Tổng hợp

Exit mobile version