Site icon Medplus.vn

Bà bầu bị nám phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Bà bầu bị nám phải làm sao

Bà bầu bị nám phải làm sao

Bà bầu bị nám phải làm sao?

Theo nghiên cứu, có từ 50% – 70% phụ nữ bị nám da khi mang thai. Đây là tình trạng phổ biến trong giai đoạn thai kỳ, xảy ra do cơ thể mẹ bầu thay đổi nhều yếu tố cơ thể hoặc một vài tác nhân bên ngoài. Những mảng màu vàng thâm hoặc hơi nâu xuất hiện trên da, thường ở vùng da mặt, tuy không phải là dấu hiệu của biến chứng nguy hiểm gì, nhưng đôi khi lại là nguyên khiến mẹ bầu tự ti khi đối tiếp xúc với người khác. Vậy bà bầu bị nám phải làm sao? Bị nám khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Bà bầu bị nám được khuyên nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn. Trong trường hợp dùng thuốc, phải có sự chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, để trị nám khi mang thai, bà bầu hãy có chế độ ăn uống khoa học và đầy đủ dinh dưỡng, luôn giữ tình thần thoải mái và lạc quan.

Bị nám da, dạ, da. tàn nhanh khi mang thai phải làm sao?

Nguyên nhân khiến bà bầu bị nám da khi mang thai

1. Thay đổi nội tiết tố

Khi mang thai, cơ thể bà bầu sẽ có nhiều thay đổi. Tình trạng thay đổi nội tiết tố dẫn đến tình trạng rối loạn sắc tố da, làm da xuất hiện vết nám, sạm hoặc tàn nhang. Bên cạnh đó,  ở giai đoạn thai kỳ, nồng độ estrogen, progesterone và hormone kích thích melanocyte (MSH) tăng lên, kích thích sự hình thành của các phân tử tyrosine hay còn gọi là tiền sắc tố melain dẫn đến nám sạm da.

2. Do căng thẳng, stress

Bà bầu bị căng thẳng, stress, tâm trạng bất ổn là những điều bình thường khi mang thai. Tâm trạng kém, căng thẳng về thần kinh, áp lực cuộc sống khiến cho sự chuyển hóa nội tiết trong cơ thể bị rối loạn. Từ đó dẫn đến sự mất cân bằng hormone Estrogen và Testosterone, điều này góp phần hình thành các vết nám trên da, hay đôi khi cũng có thể là mụn.

3. Do di truyền

Bị nám da khi mang thai nguyên nhân có thể do di truyền. Cụ thể, nếu trong gia đình có ông, bà, cha, mẹ,…đã từng bị nám thì khả năng bà bầu bị nám là khá cao. Trường hợp bị nám di truyền, việc điều trị sẽ khó hơn so với các nguyên nhân khác.

4. Chế độ sinh hoạt không khoa học

Ăn nhiều thực phẩm cay, nóng, dầu mỡ, thường xuyên thức khuya, mất ngủ,…là một trong những nguyên nhân gây nám phổ biến nhất. Những bà bầu thường xuyên thức khuya, ngủ không ngon giấc, mất ngủ sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, cũng là nguyên nhân kích thích sản sinh hắc sắc tố melanin và làm các vết nám trên da sậm màu hơn.

Không chỉ khiến da bị nám, những thói quen xấu này còn gây nhiều tác động xấu cho da như: mụn, da khô, sần, thiếu sức sống, độ đàn hồi kém, lão hóa nhanh.

Ngoài ra, những nguyên nhân khác khiến nám da ở bà bầu có thể kể đến như:

Dấu hiệu bà bầu bị nám

Bị nám khi mang thai có những biểu hiện hay dấu hiệu nào?

Phụ nữ mang thai bị nám sẽ có những biểu hiện như:

Da xỉn màu, đặc biệt là phần da mặt, trán, cằm, gò má, dưới gò và ở mũi.

Xuất hiện các chấm đen, vàng đậm hoặc là các mảng tối màu.

Xuất hiện tàn nhang.

Các tình trạng nám da khi mang thai thường gặp

Bà bầu bị nám thường có những tình trạng như:

Bà bầu bị nám tàn nhang

Bà bầu bị nám 3 tháng đầu

Mang thai 3 tháng giữa bị nám

Có bầu bị nám 3 tháng cuối

Bà bầu bị nám sạm da

5 cách trị nám cho bà bầu

Cách trị sạm da, tàn nhang khi mang thai an toàn và hiệu quả

1. Đến gặp bác sĩ da liễu

Bà bầu bị nám nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để khám và nắm được tình trạng bệnh. Tùy vào nguyên nhân gây nám da sẽ có phương pháp điều trị phù hợp riêng. Chuyên gia da liễu sẽ xem xét tình trạng bệnh và đưa ra lời khuyên có nên dùng thuốc hay không và loại thuốc nào là phù hợp. Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt và nghỉ ngơi cũng góp phần ảnh hưởng đến quá trình điều trị nám ở phụ nữ mang thai.

2. Dùng thuốc theo chỉ định của chuyên gia

Trong trường hợp phải dùng thuốc trị nám, bà bầu hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia trước. Bác sĩ sẽ xem xét và đưa cho mẹ bầu loại thuốc phù hợp. Các mẹ nên nhớ không được tự ý dùng bất kỳ loại thuốc nào, dù tình trạng bệnh nhẹ hay nặng. Vì chúng ta không thể chắc chắn rằng, thành phần thuốc lúc đó có còn phù hợp với tình trạng cơ thể mẹ lúc đó không.

3. Có chế độ ăn uống dinh dưỡng, khoa học

Bổ sung các chất dinh dưỡng thiết yếu để cơ thể khỏe mạnh là một cách giúp bà bầu bị nám điều trị bệnh hiệu quả. Vitamin A, B, C, E, chất xơ, canxi, selen là những dưỡng chất quan trọng giúp làn da khỏe mạnh và đầy sức sống.

4. Dành thời gian nghỉ ngơi, tinh thần lạc quan

Bên cạnh việc có chế độ ăn uống dinh dưỡng, thì việc dành thời gian để nghỉ ngơi cũng rất hiệu quả trong việc điều trị nám cho bà bầu. Hãy dành 20 – 30 phút mỗi ngày để thư giãn, mẹ bầu có thể đọc sách, nghe một bản nhạc nhẹ và cố gắng giữ tinh thần lạc quan.

5. Phương pháp trị nám tại nhà

Medplus mách nhỏ các mẹ phương pháp điều trị nám tại nhà. Tuy nhiên, bà bầu bị nám nếu muốn hiệu quả, thì cần phải kiên trì thực hiện.

Trộn 1 muỗng cafe bột nghệ + 2 muỗng cafe mật ong thật đều cho tới khi thành một hỗn hợp đặc sệt. Rửa mặt, sau đó thoa đều hôn hợp nghệ và mật ong đều khắp da mặt, đặc biệt là những vùng bị nám. Để trong vòng 20 phút sau đó rửa mặt lại bằng nước ấm.

Phương pháp này các mẹ thực hiện 2 lần/tuần và cách nhau mỗi 3 hoặc 4 ngày.

Rửa mặt thật sạch, thoa đều sữa chua lên mặt. Do sữa chua có dạng lỏng, dễ bị trôi nên hãy để từ 4 – 5 phút cho khô rồi  thoa thêm một lớp nữa. Để thêm 10 phút cho thấm vào da. Sau đó rửa sạch với nước ấm.

Phương pháp này các mẹ thực hiện 2 ngày 1 lần nhé.

Rửa sạch, cắt nha đam thành lát và chà nhẹ lên mặt cho lớp gel nha đam thấm đều lên da.
Để khoảng 10 phút rồi rửa lại bằng nước ấm. Nếu muốn phát huy hiệu quả hơn, bà bầu có thể để gel nha đam qua đêm.

Phương pháp này các mẹ thực hiện 3 lần một tuần và cách đều ngày nhé.

Lưu ý: Những phương pháp này tuy an toàn và hiệu quả nhưng rất dễ ăn nắng. Do đó, mẹ bầu hãy chú ý bảo vệ và tránh để da tiếp xúc trực tiếp với nắng mặt trời. Nếu không thì bà bầu bị nám sẽ nặng hơn, hoặc có thể làm cháy da, da nổi mụn.

Bà bầu bị nám có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Bà bầu bị nám có ảnh hưởng đến thai nhi không? Những ảnh hương đó là gì?

Các mẹ có thể yên tâm vì bị nám khi mang thai sẽ không gây hại gì cho thai nhi. Trình trạng này là hữu hạn hoặc có thể hết sau khi bà bầu sinh em bé.

Nám da không phải là dấu hiệu của tình trạng nguy hiểm nào. Tuy nhiên, một số trường hợp vẫn có thể gây những ảnh hưởng nhất định cho em bé. Cụ thể có thể kể đến sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của bé.

Bà bầu bị nám nếu nguyên nhân là do ăn uống không khoa học, điều này có nghĩa mẹ bầu đang đưa vào những chất không cần thiết cho cơ thể, hoặc thậm chí là những chất có hại. Những chất này sẽ từ cơ thể mẹ đi vào cơ thể bé, khiến bé cũng bị ảnh hưởng. Thêm vào đó, cơ thể mẹ không có đủ chất dinh dưỡng thì sức đề kháng sẽ kém, sức đề kháng kém đồng nghĩa với việc không đủ khả năng để bảo vệ thai nhi thật tốt. Từ đó, trẻ sinh ra có khả năng bị nhẹ cân, suy dinh dưỡng, ốm yếu, sức khỏe kém.

Bên cạnh đó, những nguyên nhân như căng thẳng, áp lực, tâm trạng xấu cũng là những yếu tố bất lợi đến sự phát triển của thai nhi. Do đó, để đảm bảo bé có được một thai kỳ khỏe mạnh, bà bầu bị nám hoặc bị bất kỳ vấn đề nào, cũng nên tìm kiếm phương pháp chữa trị và khắc phục kịp thời.

Lưu ý khi bà bầu bị nám

Bà bầu bị nám nên ăn gì?

chế độ ăn uống dinh dưỡng cho phụ nữ có thai dị bênh về da
Những thực phẩm phụ nữ mang thai bị nám nên ăn:

Bà bầu bị nám không nên ăn gì?

Mẹ bầu bị nám không nên ăn uống những gì:

Bà bầu bị nám nên làm gì?

Khi bị nám da, cần làm gì để tình trạng bệnh không nặng hơn:

Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc về bà bầu bị nám phải làm sao? Bà bầu bị nám có ảnh hưởng đến thai nhi không và những lưu ý khi phụ nữ mang thai bị nám.

Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.

Xem thêm các bài viết liên quan:

Nguồn: Tổng hợp

Exit mobile version