Site icon Medplus.vn

Bà bầu bị nhiễm giun kim phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Bà bầu bị nhiễm giun kim phải làm sao

Bà bầu bị nhiễm giun kim phải làm sao

Bà bầu bị nhiễm giun kim phải làm sao?

Bị nhiễm giun kim trong thời kỳ mang thai là tình trạng có thể xảy ra đối với các mẹ bầu. Giun kim là loài giun nhỏ màu trắng, sống ký sinh và đẻ trứng trong trực tràng hoặc ruột kết của con người. Chúng có kích thước khoảng 0.6 – 12mm và gây ngứa ngáy khi chúng ta ngủ, nằm yên. Giun kim lây lan khá dễ dàng, có khả năng đi qua ruột và các cơ quan khác. Trứng giun có kích thước siêu nhỏ và khá dính nên rất dễ bám vào tay, chân, quần áo… và lây lan cho con người. Vậy bà bầu bị chàm phải làm sao?

Bà bầu bị nhiễm giun kim là tình trạng khá phổ biến xảy ra trong thời kỳ mang thai. Bà bầu được khuyến cáo nên vệ sinh sạch sẽ môi trường sống, thường xuyên rửa tay.

Nguyên nhân bà bầu bị nhiễm giun kim

Tình trạng mất vệ sinh làm tăng nguy cơ mắc phải giun kim. Khi mang thai, bạn nên có nhiều nhận thức hơn về điều này.

Dấu hiệu bà bầu bị nhiễm giun kim

Các biện pháp phòng ngừa cho bà bầu bị nhiễm giun kim

Dưới đây là một vài gợi ý dành cho mẹ bầu để ngăn ngừa bị nhiễm giun kim khi mang thai:

Bà bầu bị nhiễm giun kim có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Phụ nữ mang thai có thể dễ dàng nhiễm giun kim từ một thành viên gia đình, đồng nghiệp hoặc bạn bè. Nhưng may mắn là tình trạng nhiễm giun này không ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng. Mặt khác, khi bị lây nhiễm, mẹ phải điều trị bệnh kịp thời trước khi giun lan rộng và nhân lên trong cơ thể, khiến mẹ bầu gặp nhiều bất tiện.

Nếu ngứa và kích ứng trở nên nghiêm trọng, mẹ bầu hãy đến bác sĩ để được điều trị. Mặc dù bà bầu nhiễm giun kim không phải là tình trạng cần lo lắng quá mức nhưng bạn vẫn nên thực hiện các biện pháp phòng tránh để quá trình mang thai diễn ra nhẹ nhàng và dễ chịu nhất.

Cách khắc phục cho bà bầu bị nhiễm giun kim đơn giản tại nhà

1. Dầu dừa

Dừa được cho là có đặc tính kháng khuẩn và kháng virus để giúp loại bỏ giun kim. Mẹ có thể sử dụng dầu dừa theo 2 cách sau:

  1. Nuốt một muỗng cà phê dầu dừa nguyên chất mỗi sáng
  2. Trước khi đi ngủ, hãy xoa một lượng nhỏ dầu dừa vào khu vực bị ảnh hưởng.

2. Ngải cứu

Một số nghiên cứu cho thấy ngải cứu có thể được xem như một phương thức điều trị nhiễm ký sinh trùng. Mẹ bầu có thể sử dụng ngải cứu bằng cách dùng chúng như một loại trà thảo mộc. Để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé, mẹ bầu nên tham vấn ý kiến bác sĩ trước khi dùng với liều lượng thích hợp.

3. Tỏi

Từ xa xưa, tỏi đã nổi tiếng nhờ tác dụng kháng khuẩn, kháng virus và kháng nấm. Một số người sử dụng nó như phương thuốc bổ sung cho quá trình điều trị nhiễm giun kim, giun móc và giun đũa.

Mẹ có thể bổ sung một ít tỏi vào thực đơn ăn uống hoặc nghiền nhuyễn tỏi, trộn chung cùng vaseline để tạo thành hỗn hợp sệt. Sau đó, bôi trực tiếp hỗn hợp này lên khu vực bị ảnh hưởng, để yên trong vòng 10 – 15 phút và cuối cùng rửa sạch. Tuy nhiên, biện pháp này không thích hợp nếu mẹ đang bị trĩ khi mang thai, khu vực da quanh hậu môn bị trầy xước.

4. Cà rốt

Cà rốt sống rất giàu chất xơ, có công dụng hỗ trợ sức khỏe cho hệ tiêu hóa và thúc đẩy ruột hoạt động đều đặn. Do vậy, mẹ có thể nhấm nháp một chút cà rốt để kích thích giun kim mau chóng được đào thải ra ngoài cơ thể. Mặt khác, hãy rửa thật sạch loại rau củ này trước khi sử dụng để tránh gặp phải những nguy cơ như tiêu chảy, ngộ độc thực phẩm, nhiễm ký sinh trùng.

Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc về về bà bầu bị nhiễm giun kim phải làm sao? Bà bầu bị nhiễm giun kim có ảnh hưởng đến thai nhi không và những lưu ý khi mẹ bầu bị nhiễm giun kim.

Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.

Xem thêm bài viết:

Nguồn: Tổng hợp

Exit mobile version