Bà bầu bị nhiễm khuẩn âm đạo phải làm sao?
Nhiễm khuẩn âm đạo là một tình trạng rất phổ biến ở phụ nữ mang thai, thường gặp nhất là trong 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối thai kỳ. Nhiễm khuẩn âm đạo khi mang thai sẽ dẫn đến viêm âm đạo. Một số trường hợp bị viêm âm đạo không có triệu chứng làm khó khăn cho phát hiện bệnh và điều trị. Vậy bà bầu bị nhiễm khuẩn âm đạo phải làm sao?
Bà bầu cần được theo dõi sức khỏe thường xuyên để chẩn đoán và điều trị sớm các bệnh lý có thể xảy ra. Từ đó sẽ hạn chế được các biến chứng nguy hiểm khác.
Nguyên nhân bà bầu bị nhiễm khuẩn âm đạo
Các nguyên nhân làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn âm đạo khi mang thai là:
- Sự tăng nồng độ nội tiết tố và thay đổi pH âm đạo làm hệ nấm men và vi khuẩn sống trong âm đạo bị mất cân bằng
- Vệ sinh cá nhân không đúng cách, sử dụng thuốc kháng sinh kéo dài, thụt rửa âm đạo
- Quan hệ tình dục không an toàn, mắc các bệnh lây qua đường tình dục
Những trường hợp nhiễm khuẩn âm đạo bà bầu thường quan tâm
- Cách chữa viêm phụ khoa cho bà bầu tại nhà
- Thuốc trị ngứa vùng kín cho bà bầu
- Bà bầu bị viêm phụ khoa có nên đặt thuốc
- Thuốc đặt phụ khoa cho bà bầu 3 tháng đầu
- Bà bầu bị viêm phụ khoa phải làm sao
- Cách chữa viêm phụ khoa khi mang thai
- Các loại thuốc đặt phụ khoa cho bà bầu
- Đặt thuốc trị nấm khi mang thai
Triệu chứng bị nhiễm khuẩn âm đạo khi mang thai
Bà bầu bị nhiễm khuẩn âm đạo sẽ có các triệu chứng như:
- ngứa vùng âm đạo
- đau rát
- sưng tấy
- huyết trắng ra nhiều hơn bình thường
- dịch nhầy xuất hiện các bột trắng bám trên quần lót
- khí hư có mùi hôi tanh
- cơ thể rất mệt mỏi
- khó chịu
- vùng kín bị đau rát khi giao hợp hoặc tiểu tiện
Phương pháp điều trị nhiễm khuẩn âm đạo khi mang thai
1. Trao đổi với bác sĩ chuyên khoa
Để tình trạng nhiễm khuẩn âm đạo khi mang thai không ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi, bà bầu cần đi khám thai và khám phụ khoa đều đặn. Tùy theo nguyên nhân và mức độ viêm nhiễm, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.
2. Vệ sinh đúng cách
Để tránh bệnh nhiễm khuẩn âm đạo khi mang thai bà bầu cần lưu ý giữ gìn vệ sinh:
- Không ngâm mình trong những vùng nước không được đảm bảo, không tắm bồn lâu
- Chỉ dùng nước ấm hoặc dung dịch vệ sinh phụ nữ rửa phía ngoài vùng kín, tuyệt đối không thụt rửa sâu âm đạo vì có thể gây tổn thương âm đạo và xuất huyết tử cung
- Trước và sau khi quan hệ tình dục cần vệ sinh cơ quan sinh dục sạch sẽ
- Sau khi đi vệ sinh, phải làm sạch vùng kín bằng khăn bông mềm
- Chọn đồ lót làm từ các chất liệu thoáng mát, thấm hút tốt, tránh mặc đồ lót quá chật
- Hạn chế ăn đường, đồ ngọt vì có thể làm tăng lượng bài tiết dịch âm đạo
- Ăn nhiều sữa chua có thể giúp ngăn ngừa viêm âm đạo khi mang thai hiệu quả
Bà bầu bị nhiễm khuẩn âm đạo có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Bị viêm âm đạo khi mang thai sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của thai nhi. Tùy vào tác nhân gây bệnh mà mức độ ảnh hưởng sẽ khác nhau, như là:
- Nếu viêm âm đạo do nấm Candida không được điều trị dứt điểm, nấm vẫn còn khi sinh con qua đường âm đạo, nấm có thể gây viêm da do nấm, nguy hiểm hơn có thể gây viêm phổi do nấm ở trẻ sơ sinh.
- Nguyên nhân do vi khuẩn Bacterial Vaginosis sẽ có nguy cơ nhiễm khuẩn nước ối, vỡ ối sớm, tăng nguy cơ sinh non và sảy thai, viêm màng tử cung sau sinh, trẻ sinh ra bị nhẹ cân.
- Nguyên nhân do lậu cầu có thể khiến trẻ sinh ra nhẹ cân do suy dinh dưỡng bào thai. Mắt trẻ có nguy cơ bị vi khuẩn xâm nhập khi sinh qua đường âm đạo gây giảm thị lực, mù lòa.
Lưu ý cho nhiễm khuẩn âm đạo khi mang thai
Thực phẩm bà bầu bị nhiễm khuẩn âm đạo nên ăn
- Sữa chua
- Tỏi
- Thực phẩm tươi sống, trái cây tươi và rau tươi. Tuy nhiên, bà bầu cần chú ý vì có nhiều loại trái cây chứa đường tự nhiên trong đó.
- Uống nhiều nước
Thực phẩm bà bầu bị nhiễm khuẩn âm đạo không nên ăn
- Tránh ăn đồ cay như hạt ớt, hạt tiêu, gừng, hành, tỏi
- Không ăn nhiều hải sản
- Tránh thức ăn ngọt, béo như mỡ, kem, thịt lợn, bơ, kẹo, chocolate, bánh kem
- Tránh uống rượu bia, hút thuốc lá
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc về bà bầu bị nhiễm khuẩn âm đạo phải làm sao? Bà bầu bị nhiễm khuẩn âm đạo có ảnh hưởng đến thai nhi không? Và những lưu ý khi mẹ bầu bị nhiễm khuẩn âm đạo.
Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm bài viết:
- Bà bầu bị Protein niệu phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị nhau thai bám mặt trước phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị đi ngoài ra máu phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị rò rỉ nước ối phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị đục nước tiểu phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị sưng âm đạo phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị buồng trứng đa nang phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Nguồn: Tổng hợp