Bà bầu bị nhiễm khuẩn đường ruột phải làm sao?
Bị nhiễm khuẩn đường ruột trong thời kỳ mang thai là tình trạng có thể xảy ra đối với các mẹ. Nhiễm khuẩn đường ruột là một nhóm các bệnh có tính chất lây nhiễm, có thể được gây ra bởi các tác nhân khác nhau (chủ yếu – vi khuẩn) và biểu hiện hội chứng đau, hoạt động rối loạn của ruột, sự phát triển của mất nước, sốt, và tình trạng bệnh lý khác. Theo một nghiên cứu mới đây thì phụ nữ mang thai mắc bệnh đường ruột tăng 30% nguy cơ sảy thai. Vậy bà bầu bị nhiễm khuẩn đường ruột phải làm sao?
Bà bầu bị nhiễm khuẩn đường ruột là tình trạng có thể xảy ra trong thời kỳ mang thai. Bà bầu được khuyến cáo nên bổ sung chất dinh dưỡng đầy đủ, cần đến bác sĩ ngay để điều trị kịp thời.
Nguyên nhân khiến bà bầu bị nhiễm khuẩn đường ruột
Các mẹ bầu bị nhiễm khuẩn đường ruột do một vài nguyên nhân chủ yếu sau đây:
- Nguyên nhân phổ biến nhất gây nhiễm trùng đường ruột là mầm bệnh xâm nhập qua miệng. Các nguyên nhân khác, như tiếp xúc với nước bị ô nhiễm và vệ sinh kém cũng có thể gây nhiễm trùng đường ruột.
- Các mầm bệnh – Các mầm bệnh từ bên ngoài đi vào cơ thể và gây kích thích các mô trong đường tiêu hóa. Đường tiêu hóa có thể trở nên viêm nhiễm và đau.
- Nước bị ô nhiễm – Tiếp xúc với nguồn nước bị ô nhiễm cũng có thể dẫn đến nhiễm trùng đường ruột. Vì vậy bạn nên uống nước đã đun sôi hoặc tiệt trùng kỹ.
- Vệ sinh kém – Điều này cũng có thể gây lây lan vi khuẩn gây nhiễm trùng đường ruột. Bạn cần rửa tay sạch sau khi đi vệ sinh để tránh vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.
Những tình trạng bị nhiễm khuẩn đường ruột thường gặp ở bà bầu
Các mẹ bầu bị nhiễm khuẩn đường ruột thường có những dấu hiệu sau:
- Mất ăn
- Buồn nôn
- Nôn mửa (thường – nhiều)
- Tiêu chảy
- Khát
- Cảm giác khó chịu trong bụng
- Đầy hơi
- Sốt
- Máu trong phân
Cách khắc phục cho bà bầu bị nhiễm khuẩn đường ruột
Khi mang thai mẹ bầu cần chú ý một số điều sau đây để tránh nhiễm khuẩn đường ruột như:
- Luôn vệ sinh tay sạch sẽ để phá vỡ chuỗi nhiễm trùng.
- Uống nhiều nước để phòng tránh các nhiễm trùng
- Không dùng chung các vật dụng cá nhân.
- Khử trùng những nguồn dễ lây lan bệnh nhiễm trùng đường ruột.
- Nguồn nước hàng ngày luôn phải được đảm bảo vệ sinh.
Khi bị nhiễm trùng đường ruột, nên đến các cơ sở y tế khám chữa bệnh để được các bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và đưa ra hướng điều trị thích hợp tránh nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi và sức khỏe của mẹ. Tuyệt đối không được tự tiện sử dụng thuốc khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ chuyên môn.
Bà bầu bị nhiễm trùng đường ruột có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Thai nhi hấp thụ dinh dưỡng kém
Sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, hệ tiêu hóa sẽ trở nên kém hơn. Dẫn đến tình trạng thai nhi giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng từ mẹ, giảm sức đề kháng
Tăng nguy cơ sinh non
Nhiễm trùng đường ruột gây áp lực lên thành tử cung, tăng nguy cơ sinh non. Không những thế nếu chất độc tồn đọng trong ruột quá lâu thì có thể sẽ bị hấp thu ngược lại. Các vi khuẩn có thể xâm nhập vào bào thai, tăng nguy cơ làm em bé bị viêm màng não.
Ảnh hưởng tâm lý
Bị nhiễm khuẩn đường ruột làm cho mẹ bầu trở nên lo lắng, căng thẳng hơn. Tâm lý của người mẹ sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Một số lưu ý cho bà bầu bị nhiễm khuẩn đường ruột
Bà bầu bị nhiễm khuẩn đường ruột nên ăn gì?
Theo một vài chuyên gia chia sẻ, các mẹ bầu bị nhiễm khuẩn đường ruột nên bổ sung số loại thực phẩm như
- Uống nhiều nước mỗi ngày, từ 2,5-3 lít nước/ngày
- Một số loại quả và trái cây như chuối, cà rốt, táo, khoai tây, khoai lang… Bổ sung các Vitamin cho cơ thể
- Sữa chua có chứa men probiotic và rất nhiều lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa. Ngoài khả năng tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể thì men vi sinh trong sữa chua còn giúp tạo hàng rào ngăn ngừa vi khuẩn gây bệnh đi vào trong máu
- Đu đủ chín: Thành phần papain có trong đu đủ là một loại enzym tiêu hóa giúp phá vỡ cấu trúc hóa học của thức ăn, phân giải các chuỗi protein. Giúp đẩy các khí hơi trong lòng ruột ra ngoài. Chính vì vậy đu đủ rất tốt cho hệ tiêu hóa của người bệnh
- Trà gừng: chứa hợp chất gingerol, được coi là thành phần kháng sinh mạnh giúp chống viêm, ngăn ngừa vi khuẩn phát triển
Bà bầu bị nhiễm khuẩn đường ruột không nên ăn gì?
Mẹ bầu nên hạn chế sử dụng những loại thực phẩm:
- Sữa : có hàm lượng lactose cao, khi người bệnh uống mà ruột không dung nạp được hết lactose sẽ dẫn đến tình trạng ứ đọng, gây ra các biểu hiện nôn, chướng bụng…
- Đồ cay, nóng, nhiều dầu mỡ: chứa nhiều lipid và cholesterol xấu, không những có hại cho hệ tiêu hóa mà còn cả hệ tim mạch
- Đồ uống như cà phê, nước ngọt, bia, rượu
- Bắp rang: sau khi được chế biến nhưng vẫn ờ dạng ngũ cốc nguyên hạt nên nó là thực phẩm khó tiêu hóa nhất
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc về về bà bầu bị nhiễm khuẩn đường ruột phải làm sao? Bà bầu bị nhiễm khuẩn đường ruột có ảnh hưởng đến thai nhi không và những lưu ý khi mẹ bầu bị nhiễm khuẩn đường ruột.
Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm bài viết:
- Bà bầu bị nhiệt miệng phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị đau bụng phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị chuột rút phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị đau lưng phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị cúm phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị sốt phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị ho phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Nguồn: Tổng hợp