Site icon Medplus.vn

Bà bầu bị nhiễm trùng ối phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Bà bầu bị nhiễm trùng ối phải làm gì?

Bà bầu bị nhiễm trùng ối phải làm gì?

Bà bầu bị nhiễm trùng ối phải làm sao?

Nước ối là một trong những yếu tố quan trọng cho thai nhi phát triển an toàn trong bụng mẹ suốt thai kỳ. Trong lúc chuyển dạ sinh, nước ối vẫn sẽ tiếp tục bảo vệ thai nhi khỏi những sang chấn của cơn co tử cung và nhiễm khuẩn. Sau khi vỡ ối, tính nhờn của nước ối có vai trò bôi trơn giúp thai nhi dễ dàng được sinh ra. Nước ối là môi trường trong suốt và vô khuẩn, tuy nhiên khi các vi khuẩn như Ecoli, liên cầu nhóm B gây viêm âm đạo xâm nhập vào buồng ối gây nên tình trạng nhiễm khuẩn của màng ối và dịch ối bao quanh. Tình trạng nhiễm khuẩn này được gọi là nhiễm trùng ối. Vậy bà bầu bị nhiễm trùng ối phải làm sao?

Nhiễm trùng ối không chỉ gây ảnh hưởng đến thai nhi mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến người mẹ. Vì vậy, bà bầu cần đặc biệt lưu tâm và trao đổi với bác sĩ ngay khi có những biểu hiện bất thường.

Nguyên nhân bà bầu bị nhiễm trùng ối

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhiễm trùng ối trong giai đoạn mang thai:

1. Nhiễm trùng ối trước khi mang thai

Rất có thể là do mẹ có quan hệ tình dục không an toàn dẫn đến viêm nhiễm phụ khoa, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn E Coli và đặc biệt là vi khuẩn liên cầu nhóm B xâm nhập vào cơ thể. Nếu không được điều trị dứt điểm và đúng cách thì vi khuẩn có thể sẽ xâm nhập gây viêm màng ối khiến màng ối có thể vỡ ra trong bất kỳ thời gian nào của thai kỳ.

2. Nhiễm trùng ối do vỡ ối sớm

Nếu mẹ bị vỡ ối sớm trên 12 tiếng đồng hồ trước sinh sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn từ đường sinh dục của mẹ xâm nhập vào dịch ối gây viêm màng ối.

3. Những nguyên nhân bà bầu bị nhiễm trùng ối khác

Những trường hợp nhiễm trùng ối bà bầu thường quan tâm

Triệu chứng bà bầu bị nhiễm trùng ối

Hầu hết, bác sĩ sẽ chẩn đoán hiện tượng nhiễm trùng nước ối dựa vào những triệu chứng của bà bầu như: Sốt, nhịp tim của cả mẹ và thai nhi tăng.

Trong trường hợp nhiễm trùng nước ối nặng hơn, nó sẽ khiến người mẹ có những triệu chứng như: đau tử cung, dịch ối có mùi hôi, màu nước ối chuyển màu xanh.

Phương pháp điều trị nhiễm trùng ối khi mang thai

Tùy vào trường hợp của mẹ và thai nhi bị nhiễm trùng ối khi mang thai, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp như: đặt thuốc, dùng dung dịch vệ sinh… Ngoài ra, bác sĩ có thể sẽ kê thuốc kháng sinh trước và sau khi sinh để đảm bảo không còn khả năng gây nhiễm trùng.

Lưu ý: Tuyệt đối không được bỏ thuốc giữa chừng hay tự ý đi mua thuốc về uống khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Nhiễm trùng ối có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Nhiễm trùng ối là một trong những bệnh nhiễm trùng nguy hiểm nhất, không chỉ ảnh hưởng đến thai nhi mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ. Trẻ sơ sinh sinh ra do nhiễm trùng ối sẽ có nguy cơ tử vong rất cao do nhiễm trùng sơ sinh. Khi thai nhi sinh ra, nếu bị nhiễm trùng nước ối thì chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và sự phát triển sau này.

Khi trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng nước ối, sẽ gặp phải một số những vấn đề sau đây:

Lưu ý phòng tránh nhiễm trùng ối khi mang thai

Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc về bà bầu bị nhiễm trùng ối phải làm sao? Bà bầu bị nhiễm trùng ối có ảnh hưởng đến thai nhi không? Và những lưu ý khi mẹ bầu bị nhiễm trùng ối.

Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.

Xem thêm bài viết:

Nguồn: Tổng hợp

Exit mobile version