Site icon Medplus.vn

Bà bầu bị nhiễm trùng roi phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Bà bầu bị nhiễm trùng roi phải làm sao?

Bà bầu bị nhiễm trùng roi phải làm sao?

Bà bầu bị nhiễm trùng roi phải làm sao?

Nhiễm trùng roi âm đạo là căn bệnh do ký sinh trùng loại trùng roi Trichomonas vaginalis thường gặp ở phụ nữ. Trùng roi ký sinh ở âm đạo, trong dịch tiết âm đạo, các nếp nhăn của da ở bộ phận sinh dục, gây nên các triệu chứng viêm nhiễm đường sinh dục. Vậy bà bầu bị nhiễm trùng roi phải làm sao?

Bà bầu cần lưu ý sử dụng biện pháp an toàn khi quan hệ để hạn chế lây nhiễm trùng roi cũng như là những bệnh nhiễm trùng khác. Nếu xuất hiện những vấn đề về vùng kín, hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt, tránh dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.

Nhiễm trùng roi lây truyền như thế nào?

Nhiễm trùng roi lây truyền trực tiếp qua giao hợp không được bảo vệ; hoặc có thể lây truyền qua tiếp xúc bộ phận sinh dục với chất tiết từ âm đạo, dương vật người bệnh.

Trùng roi cũng sống ở niệu đạo nam nhưng không có biểu hiện bệnh, do vậy đây là nguồn lây nhiễm nguy hiểm.

Ngoài ra, bệnh có thể lây nhiễm gián tiếp qua quần áo, khăn lau, bông tắm, nước rửa, sinh hoạt mất vệ sinh.

Những trường hợp nhiễm trùng roi bà bầu thường quan tâm

Triệu chứng khi bà bầu bị nhiễm trùng roi

Nhiễm trùng roi âm đạo sẽ có những triệu chứng ở các mức độ khác nhau. Ở giai đoạn đầu, có thể xuất hiện các triệu chứng như:

Nếu bệnh chuyển sang bán cấp và mạn tính thường không có triệu chứng viêm tấy âm đạo. Tuy vậy, cũng có những trường hợp xuất hiện các triệu chứng không đầy đủ như trên.

Những biến chứng của nhiễm trùng roi âm đạo

Bệnh trùng roi âm đạo nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời có thể gây nên các biến chứng như: viêm buồng trứng, vòi trứng; cổ tử cung cũng có thể bị viêm loét, đau, ngứa, niêm mạc sưng đỏ. Vô sinh cũng là một biến chứng thường gặp do trùng roi tiết ra chất nhầy, tạo thành nút bít kín cổ tử cung, ngăn cản không cho tinh trùng xâm nhập vào để thụ tinh nên không thể thụ thai được. Ngoài ra, bệnh cũng có thể gây nên biến chứng viêm nhiễm đường tiết niệu với biểu hiện lâm sàng rõ hoặc không rõ ràng.

Phương pháp điều trị nhiễm trùng roi khi mang thai

Nếu bà bầu được bác sĩ chẩn đoán mắc nhiễm trùng roi, thường sẽ được điều trị với một lượng lớn kháng sinh, hoặc tinidazole hoặc metronidazole. Cả bà bầu và bạn tình đều phải được điều trị để ngăn ngừa lây nhiễm cho nhau. Sau khi điều trị, phải mất khoảng một tuần để phục hồi hoàn toàn. Vì thế, bà bầu cần kiêng quan hệ tình dục trong suốt quá trình điều trị và hồi phục.

Bà bầu cần kiêng uống rượu trong khoảng từ 24 đến 72 giờ sau khi uống thuốc trong quá trình điều trị. Vì nguy cơ mắc lại cao nên bà bầu cần đặc biệt cẩn thận và đi kiểm tra nếu các triệu chứng bất thường xuất hiện.

Bà bầu bị nhiễm trùng roi có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Bà bầu bị nhiễm trùng roi trong thai kỳ có nguy cơ chuyển dạ sớm và sinh non. Trẻ sinh non dễ gặp những vấn đề về đường hô hấp, huyết áp, rối loạn tiêu hóa, rối loạn máu, hệ miễn dịch yếu, v.v… Mẹ bầu bị nhiễm bệnh có thể dẫn đến việc mẹ sinh em bé có cân nặng dưới 2,49 kg và làm tăng nguy cơ mẹ bị nhiễm HIV. Có một khả năng rất hiếm khi xảy ra là em bé bị nhiễm trùng trong quá trình sinh thường, nhưng nó có thể được điều trị bằng kháng sinh.

Lưu ý phòng bệnh nhiễm trùng roi khi mang thai

Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc về bà bầu bị nhiễm trùng roi phải làm sao? Bà bầu bị nhiễm trùng roi có ảnh hưởng đến thai nhi không? Và những lưu ý khi mẹ bầu bị nhiễm trùng roi.

Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.

Xem thêm bài viết:

Nguồn: Tổng hợp

Exit mobile version