Site icon Medplus.vn

Bà bầu bị nhiễm trùng Toxoplasmosis phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Bà bầu bị nhiễm trùng Toxoplasmosis phải làm sao?

Bà bầu bị nhiễm trùng Toxoplasmosis phải làm sao?

Bà bầu bị nhiễm trùng Toxoplasmosis phải làm sao?

Ký sinh trùng Toxoplasmosis thường tìm thấy ở mèo hay các động vật máu nóng, động vật có vú. Nó xâm nhập cơ thể qua đường tiêu hóa và tấn công các cơ quan trong cơ thể, chủ yếu là não, hệ cơ. Ký sinh trùng Toxoplasma không lây từ người sang người. Tuy nhiên, mèo là loài vật nuôi phổ biến nên số lượng người nhiễm ký sinh trùng Toxoplasma rất lớn. Thông thường, ký sinh trùng này vô hại với sức khỏe, nhưng với phụ nữ mang thai thì Toxoplasmosis có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm cho mẹ và thai nhi. Vậy bà bầu bị nhiễm trùng Toxoplasmosis phải làm sao?

Vì ký sinh trùng Toxoplasmosis có thể ảnh hưởng đến thai nhi nên bà bầu hãy nhớ kiểm tra sức khỏe bằng xét nghiệm máu để xác định sớm và điều trị kịp thời.

Đường xâm nhập của Toxoplasmosis vào cơ thể bà bầu

Toxoplasmosis có thể tồn tại trong thức ăn và lây qua đường tiêu hóa khi bà bầu ăn thực phẩm chưa được nấu chín kỹ, trái cây không được gọt vỏ và rửa sạch đúng cách. Đồng thời, bệnh cũng có thể được lây truyền khi mẹ tiếp xúc với các loại vật nuôi, nhất là chim và mèo.

Triệu chứng khi bà bầu

Triệu chứng bà bầu bị nhiễm trùng Toxoplasmosis

Nhiễm ký sinh trùng Toxoplasmosis trong thời kỳ mang thai có thể không có triệu chứng gì hoặc gây nên những triệu chứng tương tự với bệnh cảm cúm như:

Ở người có hệ miễn dịch khỏe mạnh cơ thể sẽ không gặp nguy hiểm với ký sinh trùng này. Tuy nhiên, với những người có đề kháng kém và đang mang thai thì ký sinh trùng sẽ tấn công mạnh, gây nên những tổn thương ở hệ thần kinh, hệ cơ, mắt và tim.

Những trường hợp nhiễm trùng Toxoplasmosis bà bầu thường quan tâm

Phương pháp điều trị nhiễm trùng Toxoplasmosis khi mang thai

Mẹ bầu cần thông báo tình trạng sức khỏe với bác sĩ theo dõi thai kỳ để được hướng dẫn cách điều trị giảm thiểu nguy cơ gây hại cho thai nhi. Phụ nữ mang thai nhiễm ký sinh trùng Toxoplasma sẽ được điều trị bằng thuốc kháng sinh để hạn chế nguy cơ lây nhiễm cho thai nhi. Dựa trên tình trạng cụ thể của người mẹ và thai nhi mà các bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.

Bà bầu bị nhiễm trùng Toxoplasmosis có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Khả năng lây truyền cho thai nhi rất cao nếu bà bầu bị nhiễm Toxoplasmosis kể cả khi mẹ không có bất kỳ triệu chứng nào. Thông thường, tỷ lệ lây nhiễm từ mẹ sang thai nhi là 15% ở 3 tháng đầu, 30% ở 3 tháng giữa và 60% ở 3 tháng cuối. Tuy nhiên, mức độ nguy hiểm cho trẻ còn tùy thuộc vào thời điểm người mẹ bị nhiễm bệnh. Đặc biệt nguy hiểm là ở giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ.

Nhiễm bệnh Toxoplasmosis bẩm sinh khi còn trong bụng mẹ, trẻ sinh ra có thể bị  tổn thương các cơ quan nội tạng, não bộ và mắt như: động kinh, gan và lá lách to, vàng da và mắt, nhiễm trùng mắt. Một số trường hợp, trẻ không có biểu hiện rõ rệt khi chào đời mà lại phát triển bệnh khi lớn lên như: nghe kém, tâm thần chậm phát triển, mắt bị nhiễm trùng nghiêm trọng dẫn đến nguy cơ mù lòa.

Lưu ý cho bà bầu bị nhiễm trùng Toxoplasmosis

Những lưu ý phòng tránh nhiễm trùng Toxoplasmosis khi mang thai bao gồm:

1. Dùng thức ăn được nấu chín kỹ

Ăn thức ăn được nấu chín kỹ là biện pháp hữu hiệu giúp mẹ bầu ngăn ngừa nguy cơ nhiễm ký sinh trùng Toxoplasmosis và nhiều bệnh lây nhiễm qua tiêu hóa khác. Bên cạnh đó, mẹ bầu cần nhớ uống nước đun sôi để không bị lây bệnh.

Tuyệt đối không ăn các loại thực phẩm như hải sản, thịt lợn, thịt nai được chế biến bằng phương pháp như tái, nhúng lẩu, tiết canh, sushi.

2. Rửa rau, trái cây đúng cách tránh nhiễm trùng Toxoplasmosis khi mang thai

Bề mặt của các loại rau củ, trái cây có thể chứa ký sinh trùng Toxoplasmosis. Vì thế, trước khi sử dụng, bà bầu nên ngâm bằng nước muối pha loãng trong khoảng 30 phút. Sau đó, bạn rửa lại dưới vòi nước chảy và cọ kỹ các ngóc ngách.

3. Vệ sinh tay chân sạch sẽ

Trước khi ăn uống hay chế biến thức ăn, sau khi đi vệ sinh, làm vườn, chăm sóc vật nuôi là những thời điểm cần rửa tay thật sạch để ngăn ngừa nguy cơ bị nhiễm ký sinh trùng. Tốt nhất, mẹ bầu nên rửa tay bằng xà phòng có công dụng sát khuẩn, rửa kỹ lòng bàn tay, mu bàn tay, kẽ tay, cổ tay trong khoảng 30 giây.

4. Sát trùng vật dụng chế biến

Vệ sinh dụng cụ nhà bếp và các vật dụng khác thường xuyên, đúng cách giúp chặn đứng tình trạng lây nhiễm chéo. Cách đơn giản nhất là dùng baking soda, giấm hoặc chanh đổ lên bề mặt thớt và các vật dụng, giữ lại khoảng 15 phút; sau đó rửa bằng nước nóng rồi tráng lại cho sạch, phơi khô trước khi cất giữ.

5. Hạn chế tiếp xúc với vật nuôi để tránh nhiễm trùng Toxoplasmosis khi mang thai

Sau khi tiếp xúc với chó, mèo, chim cảnh, mẹ bầu cần rửa tay thật sạch. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần khám sức khỏe định kỳ cho thú cưng tại các trung tâm chăm sóc thú y để đề phòng vật nuôi nhiễm bệnh.

Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc về bà bầu bị nhiễm trùng Toxoplasmosis phải làm sao? Bà bầu bị nhiễm trùng Toxoplasmosis có ảnh hưởng đến thai nhi không? Và những lưu ý phòng tránh nhiễm trùng Toxoplasmosis khi mang thai.

Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.

Xem thêm bài viết:

Nguồn: Tổng hợp

Exit mobile version