Site icon Medplus.vn

Bà bầu bị nổi mề đay phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Bà bầu bị nổi mề đay phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không? Nguyên nhân, triệu chứng, và các chữa trị bệnh mề đay

Bà bầu bị nổi mề đay phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Bà bầu bị nổi mề đay phải làm sao?

Bệnh mề đay không có khả năng lây truyền từ người sang người. Vì vậy, bà bầu bị nổi mề đay không nên lo lắng khi tiếp xúc với người thân, bạn bè, trẻ nhỏ. Bệnh này cũng không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng của mẹ và bé. Tuy nhiên, nếu các mẹ bầu chủ quan không chữa trị, các mẹ sẽ có nguy cơ mắc bệnh lý nguy hiểm. 

Đã có trường hợp bà bầu bị ứ mật trong gan (mật gan kém lưu thông), có nguy cơ sinh non và thiếu máu sau sinh. Trường hợp mề đay nổi ở cơ quan sinh dục có thể gây viêm nhiễm trong tử cung thông qua nhau thai, làm tăng nguy cơ sảy thai, bé chậm phát triển, gây hở hàm ếch, ảnh hưởng hệ hô hấp, thiếu máu bẩm sinh, sinh non,…

Bà bầu bị nổi mề đay được khuyên dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ nếu tình trạng trở nặng, ngứa ngáy dữ dội. Không nên tự ý mua thuốc thoa da hoặc thuốc uống và chủ quan không chữa trị.

4 Nguyên nhân khiến bà bầu bị nổi mề đay

Để xác định nguyên nhân khiến phụ nữ mang thai bị nổi mề đay, trước hết, bà bầu cần bổ sung một số kiến thức cơ bản về bệnh mề đay để nắm bắt được tình trạng nặng nhẹ của bệnh. 

Bệnh mề đay có hai giai đoạn:

Sau đây là một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến bệnh nổi mề đay khi mang thai:

Thay đổi nội tiết tố

Sử dụng các thực phẩm chức năng như thuốc bổ, sắt, canxi,…

Tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng: thuốc, hóa chất, hóa mỹ phẩm, côn trùng cắn,…

Tiêu thụ thực phẩm: giàu đạm, hạt, tôm cua sò hến,…

Những nguyên nhân khác: sức đề kháng kém, côn trùng đốt, môi trường sống, nhiễm trùng, chức năng gan suy giảm

3 Triệu chứng nổi mề đay khi mang thai 3 tháng đầu và 3 tháng cuối

Bà bầu bị nổi mề đay khi mang thai 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thường có các triệu chứng như:

Phát ban, nổi mẩn đỏ: Các nốt mẩn nằm rải rác hoặc tập trung, tạo thành nhiều mảng có kích thước khác nhau. Phổ biến ở vùng đụng, các vết rạn, mông, đùi, mặt, cánh tay,…

Ngứa: Ngứa ngáy sẽ khiến các mẹ bầu muốn gãi. Tuy nhiên, nếu càng gãi sẽ càng thấy ngứa, bệnh sẽ càng thêm nặng do nốt mẩn lan rộng thành nhiều mảnh, gây trầy da, nhiễm trùng da. Mẹ bầu thường ngứa dữ dội và nhiều hơn về đêm.

Triệu chứng khác: Sốt, đau họng, mệt mỏi, ra nhiều khí hư, đau đầu, nổi hạch, khó thở, tụt huyết áp… nếu để lâu không chữa trị, khiến bệnh tái phát liên tục.

Phù mạch: chỉ xảy ra ở một số vị trí như mi mắt, môi, bộ phận sinh dục ngoài, gây nổi ban đỏ, sẩn phù đột ngột và làm sưng to cả vùng.

Lưu ý: sản phụ có thể gặp các dấu hiệu khác như

Đau bụng

Đi ngoài phân lỏng

Khó thở

Tụt huyết áp

Sốc phản vệ (cần được cấp cứu ngay)

Ngứa

Bà bầu bị nổi mề đay có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Thai nhi có thể gặp các biến chứng sau nếu như bệnh mề đay của mẹ bầu không được chữa trị:

Mắc các bệnh về mắt: Viêm võng mạc, mắt lác, đục thủy tinh thể…
Thiếu máu não, bệnh tim bẩm sinh
Hở hàm ếch, chân tay thiếu ngón
Dị dạng huyết quản, ảnh hưởng đến đường hô hấp
Mề đay bẩm sinh

Những lưu ý khi bà bầu bị nổi mề đay

Bà bầu bị nổi mề đay không nên ăn gì, uống gì?

Bà bầu bị nổi mề đay nên ăn gì, uống gì?

Bà bầu bị nổi mề đay nên sinh hoạt như thế nào?

Những cách trên có thể sẽ không ngăn chặn tất cả các dạng mề đay, nhưng nó sẽ giảm nhẹ tình trạng của mẹ bầu và khỏi nhanh hơn.

Khi nào bà bầu hết bị nổi mề đay?

Để ngăn ngừa tình trạng nổi mề đay, mẹ bầu cần chủ động kiểm soát các tác nhân gây dị ứng. Đặc biệt, các mẹ cần nắm được kiến thức cơ bản về bệnh, đặc biệt nguyên nhân gây ra bệnh. Từ đó, thực hiện chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý, tránh làm tình trạng bệnh diễn biến phức tạp.

Thông thường, nổi mề đay khi mang thai sẽ khỏi trước khi mẹ bầu sinh con vài ngày mà không cần dùng thuốc. Vì vậy, các mẹ bầu đừng lo lắng để giữ cho mình trạng thái tâm lý thật tốt nhé!

Khi nào bà bầu nên đi gặp bác sĩ?

Trường hợp các triệu chứng trở nặng, bà bầu bị ngứa ngáy dữ dội, cần đi khám bác sĩ để đưa kê các đơn thuốc chữa trị kịp thời.

Mong rằng những thông tin Medplus đã tổng hợp giúp giải đáp được thắc mắc của các mẹ về bà bầu bị nổi mề đay phải làm sao, có ảnh hưởng đến thai nhi không và những lưu ý khi bị nổi mề đay.

Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.

Xem thêm bài viết:

Nguồn: Tổng hợp

Exit mobile version