Site icon Medplus.vn

Bà bầu bị nóng gan bàn chân phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Bà bầu bị nóng gan bàn chân phải làm sao?

Bà bầu bị nóng gan bàn chân phải làm sao?

Bà bầu bị nóng gan bàn chân phải làm sao?

Nóng gan bàn chân là tình trạng gan bàn chân có cảm giác nóng, thậm chí là bỏng rát như có kim châm, kiến bò, bàn chân có thể bị sưng nhẹ. Vậy bà bầu bị nóng gan bàn chân phải làm sao?

Bà bầu bị nóng gan bàn chân được khuyên nên tập thể dục thường xuyên, vận động nhẹ nhàng; vừa phải bằng cách đi bộ, bơi lội sẽ giúp máu dễ dàng lưu thông.

Triệu chứng bà bầu bị nóng gan bàn chân

Nóng gan bàn chân là một hiện tượng rất phổ biến và nhiều người bị mắc phải tình trạng này đặc biệt là với các bà mẹ đang mang bầu. Các triệu chứng phổ biến nhất bao gồm:

Nguyên nhân khiến bà bầu bị nóng gan bàn chân

Ở phụ nữ mang thai, hiện tượng nóng gan bàn chân phần lớn lại là do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể. Các chuyển hóa trong cơ thể khiến mẹ bầu luôn có cảm giác nóng hơn bình thường. Hơn nữa, sự thay đổi cân nặng khiến phụ nữ mang thai thường bị phù chân và có cảm giác chân nóng ran. Ngoài ra, nóng gan bàn chân thường xuất hiện nhiều ở những người bị tiểu đường, mắc bệnh thận mãn tính, thiếu vitamin B, suy tuyến giáp khiến máu khó lưu thông ở phần chân và bàn chân.

Những trường hợp nóng gan bàn chân bà bầu thường quan tâm

Cách chữa trị nóng gan bàn chân cho bà bầu

Bà bầu bị nóng gan bàn chân có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Nóng gan bàn chân rất hay gặp ở phụ nữ mang thai. Tuy không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng nó lại khiến các mẹ bầu khá lo lắng, khó chịu. Tình trạng lo lắng, căng thẳng kéo dài sẽ gây ra những vấn đề cho thai như là:

Thai nhi nhẹ cân

Khi bị mệt mỏi mẹ bầu thường ăn uống không khoa học, ăn cho có, hoặc biếng ăn do vậy không cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết để nuôi cơ thể và nuôi dưỡng thai nhi. Tình trạng này kéo dài sẽ gây thiếu dinh dưỡng cho sự phát triển của thai nhi dẫn đến thai nhi nhẹ cân, có thể dẫn đến suy dinh dưỡng cho trẻ sau này.

Trẻ chậm phát triển não bộ

Các nghiên cứu y khoa cho biết ở tuần 32 não bộ của trẻ bắt đầu hình thành và dần hoàn thiện về cấu trúc. Nếu trong giai đoạn này mẹ bầu căng thẳng thì sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của trẻ do những căng thẳng làm gia tăng tần suất co bóp tử cung gây kích ứng vùng nước ối. Lâu dài sẽ ảnh hưởng đến các chức năng não bộ trẻ khi trẻ chào đời.

Trẻ bị rối loạn giấc ngủ

Trạng thái mệt mỏi căng thẳng kéo dài của mẹ cũng dẫn đến những rối loạn của trẻ. Điều này được thể hiện rõ nhất ở mối quan hệ mật thiết giữa đồng hồ sinh học của mẹ và bé. Một đứa béo sẽ không thể có những giấc ngủ ngon khi giấc ngủ của mẹ bị rối loạn khi mang thai. Đứa trẻ sẽ hình thành đồng hồ sinh học từ trong bụng mẹ. Đồng thời giấc ngủ của mẹ cũng rất quan trọng, giúp trẻ hoàn thiện các cấu trúc của cơ thể.

Trẻ bị mắc chứng rối loạn hành vi

Những rối loạn về hành vi thường chỉ hình thành khi bé đã chào đời. Triệu chứng hành vi phổ biến ở trẻ là tự kỷ, tăng động hay trầm cảm nghiêm trọng ở trẻ. Trẻ có những hành vi khác với những đứa bạn cùng trang lứa. Từ đó ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống

Lưu ý cho bà bầu tránh bị nóng gan bàn chân

Hiện tượng bị nóng gan bàn chân khi mang thai có thể chấm dứt sau khi sinh hoặc sẽ bị kéo dài thêm vài tháng. Sau khi sinh con nếu các mẹ còn bị tình trạng nóng gan bàn chân thì các mẹ cũng không nên dùng thuốc bởi con vẫn đang trong thời kỳ bú sữa mẹ nên sẽ ảnh hưởng đến con trẻ. Hãy trao đổi với bác sĩ trước khi tình trạng chuyển biến tệ hơn.

Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc về bà bầu bị nóng gan bàn chân phải làm sao? Bà bầu bị nóng gan bàn chân có ảnh hưởng đến thai nhi không? Và những lưu ý khi mẹ bầu bị nóng gan bàn chân.

Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.

Xem thêm bài viết:

Nguồn: Tổng hợp

Exit mobile version