Bà bầu bị protein niệu phải làm sao?
Ở phụ nữ mang thai, khi protein trong nước tiểu vượt quá 0,3 g trong 24 giờ hoặc trên 1 g/l được coi là protein niệu dương tính. Đây là một biểu hiện cần được các bác sĩ quan tâm và theo dõi để có điều trị phù hợp. Thông thường, Nếu lượng protein vượt quá mức cho phép sau khi thai được 20 tuần là bất thường và là dấu hiệu của tiền sản giật. Tuy nhiên, nếu protein niệu xuất hiện trước khi mang thai hoặc trước khi thai được 20 tuần tuổi được coi là một dấu hiệu của bệnh thận. Vậy bà bầu bị protein niệu phải làm sao?
Phụ nữ mang thai cần được kiểm tra sức khỏe và khám thai định kỳ để bảo đảm an toàn cho cả mẹ và bé. Kịp thời phát hiện những vấn đề sức khỏe trước khi dẫn đến những biến chứng nguy hiểm khác trong thai kỳ.
Nguyên nhân bà bầu bị protein niệu
Nguyên nhân xuất hiện protein trong nước tiểu cao trên mức bình thường trong thai kỳ có thể gặp:
Tiền sản giật
Rối loạn thai nghén đặc trưng do huyết áp cao và thường có lượng protein lớn trong nước tiểu. Bà bầu bị tiền sản giật nặng có thể làm ảnh hưởng chức năng của thận, gan, não, mắt, tim và phổi.
Do sản giật
Tình trạng co giật xảy ra đồng thời với tiền sản giật, thường xảy ra trước, trong hoặc sau khi chuyển dạ.
Hội chứng hellp
Một biến thể tiền sản giật. Hội chứng này có đặc trưng là thiếu máu tán huyết, tăng men gan và giảm tiểu cầu. Nguy hiểm đến tính mạng.
Một số nguyên nhân khác dẫn đến protein niệu khi mang thai
- Nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc nhiễm trùng thận do sự hiện diện của protein trong nước tiểu khi mang thai
- Căng thẳng quá mức, thường xuyên tiếp xúc với nhiệt độ cao, bị sốt, mất nước, tập thể dục quá sức hoặc có tiền sử các bệnh bạch cầu, lupus ban đỏ, bệnh thận mãn tính, viêm khớp và đái tháo đường
Triệu chứng bị protein niệu khi mang thai
Bệnh protein niệu thai kỳ có các triệu chứng như:
- Bàn tay và bàn chân bị sưng
- Nước tiểu của bà bầu có bọt
- Cảm giác mặt bị sưng
- Nước tiểu có mùi khó chịu, thậm chí còn lẫn cả máu
- Gia tăng tình trạng tiểu rắt
- Thân nhiệt tăng
- Xuất hiện những cơn đau vùng xương chậu, bụng dưới, lưng dưới
- Đau hoặc cảm giác nóng bừng vùng kín khi đi tiểu, đau bụng khi quan hệ
Những trường hợp protein niệu bà bầu thường quan tâm
- Protein niệu 1 ở bà bầu
- Cách giảm protein niệu khi mang thai
- Chỉ số protein trong nước tiểu bà bầu
- Protein trong nước tiểu bà bầu
- Protein niệu 1 2, 3
- protein niệu 30mg/dl
- protein niệu 300mg/dl
- Nước tiểu bà bầu có váng
Bà bầu nào có nguy cơ bị protein niệu cao?
- Bà bầu có tiền sử bệnh thận
- Có các dấu hiệu tiền sản giật, cao huyết áp hoặc tiểu đường.
- Phụ nữ mang thai có chế độ sinh hoạt và làm việc không khoa học
Biện pháp điều trị protein niệu khi mang thai
Tùy thuộc vào nguyên nhân xuất hiện protein niệu và mức độ xuất hiện cũng như tình trạng của mẹ bầu mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Vì vậy bà bầu cần được kiểm tra sức khỏe theo đúng định kỳ và làm theo chỉ dẫn của bác sĩ:
- Protein niệu ở mức độ nhẹ có thể chưa cần điều trị nhưng cần khám và theo dõi định kỳ thường xuyên.
- Protein niệu do các bệnh thận cần được điều trị nếu không có thể dẫn đến suy thận
- Bà bầu bị protein niệu do các bệnh như, tăng huyết áp, tiền sản giật, đái tháo đường cần có biện pháp điều trị phù hợp để tránh gây ra các biến chứng nguy hiểm khác
Bà bầu bị protein niệu có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Protein niệu khi mang thai có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Nếu protein niệu do tiền sản giật có thể dẫn đến thai nhi bị suy dinh dưỡng, suy thai, sinh non hoặc buộc phải sinh sớm vì bệnh của mẹ. Ngoài ra, đặc biệt vào 3 tháng cuối nếu bà bầu xuất hiện protein niệu, kèm theo tăng huyết áp và phù thì phải chú ý vì rất có thể bị nhiễm độc thai nghén.
Lưu ý cho bà bầu bị protein niệu
Các loại thực phẩm nên dùng khi bị protein niệu
- Chất đường bột: các loại gạo, mì, khoai sắn
- Chất béo: các loại dầu thực vật (dầu đậu tương, dầu mè, lạc, vừng…).
- Chất đạm: các loại thịt nạc, cá nạc, trứng sữa, đậu đỗ… Nên sử dụng sữa bột tách bơ (sữa gầy) để tăng cường đạm và canxi
- Các loại rau quả
Số lượng thực phẩm nên dùng trong một ngày
- Gạo tẻ: 250-300g
- Thịt nạc hoặc cá nạc: 200g
- Dầu ăn: 10-15g
- Rau: 300-400g
- Quả: 200-300g
- Muối ăn: 2-4g
- Sữa tách bơ: 25-50g
- Đường: 10g.
Lưu ý: Ăn nhạt hoàn toàn trong giai đoạn phù, khi hết phù có thể ăn 2 thìa cà phê nước mắm 1 ngày.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc về bà bầu bị protein niệu phải làm sao? Bà bầu bị protein niệu có ảnh hưởng đến thai nhi không? Và những lưu ý khi mẹ bầu bị protein niệu.
Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm bài viết:
- Bà bầu bị nhiệt miệng phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị đau bụng phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị chuột rút phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị đau lưng phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị cúm phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị sốt phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị ho phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Nguồn: Tổng hợp