Site icon Medplus.vn

Bà bầu bị rỉ ối phải làm sao? Có ảnh hưởng tới thai nhi không?

bà bầu bị rỉ ối phải làm sao?

bà bầu bị rỉ ối phải làm sao?

Bà bầu bị rỉ ối phải làm sao?

Nước ối là khối chất lỏng có vai trò bảo vệ thai nhi khỏi bị chấn thương khi còn đang trong bụng mẹ. Đây là môi trường vô khuẩn giúp bé tránh được nhiễm trùng ở phổi, hỗ trợ giữ cho thai nhi có thân nhiệt ổn định thích hợp. Rỉ ối chính là hiện tượng một lượng nhỏ nước ối xuất ra ngoài âm đạo. Tình trạng này nhiều mẹ hay nhầm với nước tiểu hoặc dịch viêm nhiễm của phần phụ. Rỉ ối xuất hiện liên tiếp có thể làm cho nước ối bị cạn, nếu không được phát hiện kịp thời có thể tác động nghiêm trọng đến quá trình phát triển của thai nhi, dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Vậy bà bầu bị rỉ ối phải làm sao?

Bà bầu bị rỉ ối được khuyên nên đến khám ngay ở các cơ sở y tế uy tín, không được tự ý sử dụng thuốc, nên theo đuổi một chế độ ăn uống khoa học, lịch trình sinh hoạt lành mạnh.

Nguyên nhân phổ biến khiến bà bầu bị rỉ ối

Có nhiều yếu tố dẫn đến tình trạng rỉ ối ở phụ nữ mang thai. Một số nguyên nhân phổ biến có thể kể đến như:

Các dấu hiệu khi bà bầu bị rỉ ối

Các triệu chứng điển hình của rỉ ối như:

Dấu hiệu dễ nhận thấy nhất của hiện tượng rỉ ối là chảy nước ối từng chút một ở âm đạo. Khi nước ối bị rò rỉ, chất lỏng thường sẽ có màu trắng, trong suốt. Trong nước ối chảy ra đôi khi có dính chút nhầy hay chút máu và đặc biệt không có mùi.

Khi phát hiện hiện tượng này, mẹ bầu hãy bình tĩnh để phân biệt được liệu có phải nước ối rò rỉ (thường có màu trong) hay nước tiểu (thường màu vàng nhạt), dịch âm đạo (thường nhầy và đặc hơn, có thể có màu vàng, xanh). Từ đó bà bầu sẽ giúp bản thân hạn chế được các nguy cơ xấu đối với thai nhi và ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra.

Thông thường bà bầu rỉ ối xuất hiện ở từ tuần 37-39.

Nước ối không có mùi, nước tiểu có mùi khai, dịch âm đạo có thể có mùi tanh

Để chắc chắn nước rỉ ra là nước ối hay nước tiểu, bà bầu hãy dùng quỳ tím để thử. Nếu quỳ tím chuyển màu xanh thì đó chắc chắn là nước ối.

Rỉ ối có thể kèm theo cơn gò tử cung.

Những tình trạng rỉ ối thường gặp ở bà bầu

Cách xử lý tình trạng rỉ ối cho mẹ bầu

Rỉ ối tuần 37 trở đi là dấu hiệu sắp sinh. Còn với những bà bầu bị rỉ ối sớm (trước tuần 37, đây rất có thể là dấu hiệu của những nguy cơ tiềm ẩm gây nguy hiểm cho thai nhi. Dưới đây là một số phương pháp xử lý hiệu quả cho bà bầu bị rỉ ối.

1. Tìm đến sự hỗ trợ của bác sĩ chuyên môn

Đối với những mẹ bầu bị rỉ ối, việc tìm đến để gặp bác sĩ đúng chuyên môn là vô cùng quan trọng. Từ đó sẽ được chuẩn đoán đúng tình trạng, điều trị kịp thời, phù hợp, tránh nguy cơ biến chứng cao.

Mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ ngay khi xác định được chất dịch rỉ ra là nước ối.

2. Chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học

Một trong những cách hỗ trợ phòng tránh rỉ ối hiệu quả hiện nay chính là điều chỉnh lối sống, thói quen sinh hoạt và phòng tránh những yếu tố bất lợi.

Ăn uống khoa học theo kết hợp với vận động vừa phải và dành nhiều thời gian nghỉ ngơi  sẽ có tác dụng góp phần ngăn chặn tình trạng rỉ ối.

3. Một số phương pháp hỗ trợ phòng tránh/xử lý tình trạng rỉ ối

Bà bầu bị rỉ ối có ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi?

Với những mẹ bầu mang thai được 37 tuần

Rỉ ối được xem là dấu hiệu chuyển dạ. Nếu thấy rò rỉ nước ối, mẹ cần chuẩn bị tâm lý sẵn sàng, thông báo với gia đình, thu dọn đồ và đến bệnh viện để đăng ký sinh. Vì rất có thể các cơn co thắt tử cung sẽ đến trong vòng 24h nữa.

Với những trường hợp mẹ bầu dưới 37 tuần

Rỉ ối lại là một nguy cơ tiềm ẩn đối với thai nhi.

Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ có thể giúp các mẹ giải đáp những thắc mắc về bà bầu bị rỉ ối phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không? Cũng như cần phải lưu ý những gì khi bị rỉ ối trong thai kỳ?

Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để có được một thai kỳ khỏe mạnh, thai nhi hạnh phúc. Đừng quên ghé thăm Medplus hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.

Exit mobile version