Site icon Medplus.vn

Bà bầu bị say nắng phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Bà bầu bị say nắng phải làm sao

Bà bầu bị say nắng phải làm sao

Bà bầu bị say nắng phải làm sao?

Bị say nắng trong thời kỳ mang thai là tình trạng có thể xảy ra đối với các mẹ Những ngày hè nóng nực với nhiệt độ cao ngất ngưởng là thời điểm rất nhiều người bị say nắng, say nóng, đặc biệt là mẹ bầu với thân nhiệt vốn cao và hệ miễn dịch suy yếu. Các mẹ bầu bị say nắng không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ mà còn có thể gây tác động xấu lên thai nhi trong bụng. Vậy bà bầu bị say nắng phải làm sao?

Bà bầu bị say nắng là tình trạng khá phổ biến xảy ra trong thời kỳ mang thai. Bà bầu được khuyến cáo nên ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, hạn chế tiếp xúc ánh nắng buổi trưa.

Bị say nắng khi mang thai phải làm gì

Nguyên nhân khiến bà bầu bị say nắng

Phụ nữ có thai bị say nắng do một vài nguyên nhân chủ yếu sau đây:

Khi mẹ bầu hoạt động quá lâu dưới thời tiết nắng nóng, nhất là buổi trưa (11h -14h), nhiều tia nắng gay gắt sẽ chiếu thẳng vào vùng cổ gáy (tương ứng với vùng hành tủy của não bộ) một cách liên tục khiến trung tâm điều hòa thân nhiệt của cơ thể sẽ bị chấn động, làm rối loạn việc điều hòa thân nhiệt kèm theo hiện tượng mất nước cấp của cơ thể.

Bên cạnh đó, nhiệt độ quá cao làm máu trở nên nóng, các trung tâm đối giao cảm bị kích thích sẽ khiến giãn mạch máu ngoại biên, gây xuất mồ hôi,… dẫn đến đau đầu, mệt mỏi, thậm chí có một số trường hợp bị say nắng có thể có tụ máu dưới màng cứng và trong não.

Dấu hiệu bà bầu bị say nắng

Một số dấu hiệu nhận biết mẹ bầu đang bị say nắng khi mang thai bao gồm:

Tim và mạch đập nhanh, hơi thở yếu;

Da khô, đỏ gay, nhất là trên mặt;

Chóng mặt, buồn nôn và nôn;

Người lả đi vì mất nước, kiệt sức, cơ bắp bải hoải, đau nhức;

Có thể không đổ mồ hôi hoặc đổ mồ hôi quá nhiều;

Sốt cao.

Cách khắc phục cho bà bầu bị say nắng

Ngay khi phát hiện thấy thai phụ có biểu hiện say nắng, say nóng, cần lập tức tìm cách làm giảm thân nhiệt như: đưa vào chỗ thoáng mát, dùng quạt, dùng khăn ướt đắp trán và lau toàn thân, đặc biệt là những vùng nhiệt độ cao như nách, cổ, háng,…

Đỡ bà bầu nằm xuống nghỉ ngơi. Lưu ý: để mẹ bầu nằm ngửa nếu bầu nhỏ và nằm nghiêng bên trái nếu bụng đã to. Sau đó, để bà bầu gác chân lên cao và cởi bỏ bớt quần áo giúp dễ thở.

Cho thai phụ uống nước có pha một chút muối hoặc nếu có thể thì cho uống oresol hoặc các loại nước có vị chua như nước cam, nước chanh,…

Khi thân nhiệt đã giảm và mẹ bầu tỉnh táo trở lại, cần đưa ngay đến bệnh viện nơi gần nhất để các bác sĩ xử trí chứ không nên để thai phụ ở nhà.

Ăn uống: Chọn các thực phẩm mát, những thức ăn có tính mát, giải nhiệt như đậu đen, các loại dưa, nước dừa, bí xanh, các loại củ như mã thầy, củ đậu, hoa quả họ cam,… Tránh các thực phẩm nóng và nhiều đường như vải, nhãn, nước ngọt, nước mía,… Tích cực bổ sung nước lọc.

Bà bầu bị say nắng có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Phụ nữ mang thai bị say nắng, say nóng nếu không cấp cứu kịp thời sẽ làm ảnh hưởng đến cả mẹ và thai nhi. Cơ thể người phụ nữ mang thai thường nhạy cảm hơn, thân nhiệt cũng cao hơn so với người bình thường. Nên khi bị say nắng, say nóng thường sẽ bị nặng hơn những người không mang thai và tính chất nguy hiểm cũng tăng lên.

Một số lưu ý cho bà bầu bị say nắng

Bà bầu bị say nắng nên ăn gì?

Theo một vài chuyên gia chia sẻ, mẹ bầu bị say nắng nên bổ sung số loại thực phẩm như:

Bà bầu bị say nắng không nên ăn gì?

Mẹ bầu nên hạn chế sử dụng những loại thực phẩm

Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc về về bà bầu bị say nắng phải làm sao? Bà bầu bị say nắng có ảnh hưởng đến thai nhi không và những lưu ý khi mẹ bầu bị say nắng.

Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.

Xem thêm bài viết:

Nguồn: Tổng hợp

Exit mobile version