Site icon Medplus.vn

Bà bầu bị sốc nhiệt phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Bà bầu bị sốc nhiệt phải làm sao?

Bà bầu bị sốc nhiệt phải làm sao?

Bà bầu bị sốc nhiệt phải làm sao?

Sốc nhiệt là hiện tượng nhiệt độ thay đổi đột ngột và tăng cao hơn bình thường. Hiện tượng này xảy ra khi nhiệt độ cơ thể tăng đến 40°C kèm rối loạn chức năng thần kinh. Sốc nhiệt phần lớn bắt nguồn từ thời tiết, nhiệt độ môi trường, địa lý. Một số trường hợp có thể do cơ thể suy nhược, dùng thuốc hoặc lao động quá sức. Sốc nhiệt có thể gây ảnh xấu đến sức khỏe ngay cả đối với những người khỏe mạnh nhất. Phụ nữ mang thai bị sốc nhiệt có thể gây tác động không tốt lên cả mẹ và thai nhi như mệt mỏi, tử cung co bóp nhiều hơn, động thai,… Vậy bà bầu bị sốc nhiệt phải làm sao? Sốc nhiệt có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Sốc nhiệt ở bà bầu thường đi kèm với dấu hiệu mệt mỏi, nhiệt độ tăng cao, uể oải. Hạ nhiệt độ trong cơ thể lẫn môi trường xung quanh sẽ giúp bà bầu lấy lại cân bằng.

Bị sốc nhiệt khi mang thai phải làm sao?

Nguyên nhân khiến bà bầu bị sốc nhiệt

Sốc nhiệt có thể bắt nguồn từ những yếu tố nội vi, có sẵn trong cơ thể, chỉ cần điều kiện thuận lợi là bộc phát. Số khác do yếu tố ngoại vi tác động, dù cho có khỏe mạnh cũng sẽ ít nhiều bị ảnh hưởng.

Bà bầu bị sốc nhiệt do yếu tố nội vi

Do cơ thể suy nhược: Cơ thể bà bầu vốn yếu ớt hơn bình thường nên cũng dễ bị ảnh hưởng bởi sốc nhiệt hơn. Đối với bà bầu có dinh dưỡng kém, nhiệt độ xung quanh thay đổi khoảng 3°C cũng đã cảm thấy cơ thể khác thường.

Do mắc các bệnh mãn tính: Bà bầu vốn đã hoặc đang mắc các bệnh mãn tính như tim mạch, thần kinh cũng sẽ chịu ảnh hưởng bởi sốc nhiệt. Nếu vô tình chịu sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ sẽ làm nặng thêm các triệu chứng của bệnh đang mang.

Do thay đổi nội tiết: Khi mang thai, bà bầu chịu sự thay đổi của các nội tiết tố estrogen và progesteron. Sự thay đổi này có thể khiến bà bầu suy nhược, mệt mỏi khi gặp nhiệt độ cao.

Bà bầu bị sốc nhiệt do yếu tố ngoại vi

Do di chuyển đến nơi có nhiệt độ cao hơn ở hiện tại: Một số bà bầu thường chủ quan, không tìm hiểu trước khí hậu của địa điểm mình sắp đến. Điều này khiến cơ thể gánh chịu sự chênh lệch lên đến 10°C hoặc hơn.

Do làm việc quá sức: Hoạt động nặng hoặc liên tục trong thời gian dài cũng có thể gây sốc nhiệt. Nhiệt độ cơ thể nóng thần theo cường độ, tần suất và thời gian hoạt động. Nếu cơ thể không kịp tiết mồ hôi để làm mát dẫn đến nhiệt độ không giảm và hậu quả là choáng váng, xây xẩm.

Do thời tiết: Giao mùa là thời điểm dễ phát sinh sốc nhiệt nhất. Thời tiết thay đổi nhiệt độ rất nhanh khi chuyển từ mùa mưa sang khô ở miền Nam, hoặc từ xuân sang hạ ở miền Bắc.

Những dấu hiệu cho thấy bà bầu bị sốc nhiệt

Những dấu hiệu cho thấy bà bầu bị sốc nhiệt

Bà bầu bị sốt từ 40°C trở lên

Dây là dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy bà bầu bị sốc nhiệt. Khi bà bầu cảm thấy nóng trong người, thử lấy nhiệt kế cặp vào nách hoặc ngậm đầu bọc kim loại trong 5 phút. Nếu nhiệt độ ở mức 39,5°C, có thể bà bầu đang bị sốc nhiệt.

Bà bầu thấy người mệt mỏi, uể oải

Đi cùng với sốt chính là trạng thái lờ đờ uể oải. Bà bầu bị sốc nhiệt thường sẽ không thể làm gì do cơ thể đang bị quá tải, đầu óc choáng váng và đôi khi nhìn thấy ảo ảnh.

Bà bầu bị nôn, ói

Một số nghiên cứu cho thấy sốc nhiệt có thể gây nôn ói, đặc biệt là ở thai phụ. Nếu bà bầu cảm thấy nóng trong, sốt kèm ói và không muốn ăn uống thì khả năng cao đang bị sốc nhiệt nặng.

Bà bầu dễ cáu gắt

Thực tế mang thai vốn đã gặp nhiều bất tiện. Nay còn bị sốc nhiệt thì có muốn cũng không dễ chịu được. Nếu bà bầu xuất hiện một hoặc nhiều những triệu chứng trên kèm tâm trạng bực dọc, gắt gỏng thì rất có thể cô ấy đang bị sốc nhiệt.

Phương pháp khắc phục cho bà bầu bị sốc nhiệt và cách phòng tránh

Khi phát hiện bị sốc nhiệt, bà bầu nên làm gì?

Bổ sung nước: Nước có tác dụng làm mát cơ thể rất tốt. Hãy bổ sung nước điện giải sẽ giúp bù lại các khoáng chất bị mất qua mồ hôi.

Tránh xa nơi phát sinh nhiệt: Một số nơi đông người hoặc quá kín có thể gây nóng và ngộp. Đưa bà bầu đến những nơi thông thoáng, có gió nhẹ hoặc nhiệt độ trong khoản từ 24-27°C.

Ổn định huyết áp: Bị sốc nhiệt đồng nghĩa với cơ thể phải làm việc cật lực hơn để cân bằng. Huyết áp lúc này sẽ tăng cao, thúc đẩy các cơ quan hoạt động mạnh mẽ hơn. Bà bầu cần nghỉ ngơi, làm mát và tránh hoạt động không cần thiết để ổn định huyết áp.

Trường hợp bà bầu bị sốc nhiệt nặng, bị nôn ói, nói sảng hoặc ngất xỉu, cần đưa đến trong trung tâm y tế ngay lập tức.

Cách phòng tránh tình trạng sốc nhiệt ở bà bầu

Bà bầu bị sốc nhiệt có ảnh hưởng thai nhi không?

Bị sốc nhiệt không những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và tâm trạng người mẹ mà còn gây tác động không nhỏ đối với thai nhi. Nặng có thể gây những hệ lụy không thể cứu chữa.

Thể trọng của thai nhi bị ảnh hưởng

Theo nhiều nghiên cứu của Đại học Harvard và Đại học Ben-Gurion of the Negev, thời tiết nắng nóng có mối liên hệ mật thiết với trọng lượng của trẻ sơ sinh. Nhiệt độ cao có thể làm giảm trọng lượng của thai nhi xuống mức thấp. Theo một khảo sát tại Massachusetts cho thấy, 3 tháng cuối thai kỳ nếu nhiệt độ tăng khoảng 8,5°C, thể trọng của bé sinh đủ tháng sẽ giảm 17g.

Sinh non

Nhiệt độ tăng cao đột ngột sẽ làm người mẹ mất nước nghiêm trọng. Lượng máu từ đó cũng không thể lưu thông đến tử cung như ban đầu. Điều này khiến mẹ bầu rơi vào tình trạng mệt mỏi và dẫn đến sinh non. Nhiệt độ cao hơn 32°C kéo dài hơn 4 ngày làm tăng tỷ lệ sinh non ở trong những tuần cuối thai kỳ đến 27%.

Thai nhi dị tật

Trong một số trường hợp, bà bầu bị sốc nhiệt trong thời gian dài có thể khiến thai nhi bị dị tật. Một số bà mẹ vẫn giữ thói quen phơi nắng bất chấp nhiệt độ ngoài trời rất cao. Điều này khiến nhiệt độ cơ thể của mẹ và bé tăng cao bất thường, khiến não của thai nhi trở nên bất ổn.

Lưu ý khi bà bầu bị sốc nhiệt

Dinh dưỡng cho bà bầu bị sốc nhiệt

Trên đây là tổng hợp những kiến thức dành cho bà bầu bị sốc nhiệt và cách phòng ngừa. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn chuẩn bị cho mùa nắng nóng sắp đến. Hãy giữ cơ thể thật khỏe mạnh vì lợi ích của cả mẹ và bé. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.

Xem thêm các bài viết liên quan:

Nguồn: Tổng hợp

Exit mobile version