Site icon Medplus.vn

Bà bầu bị sỏi thận phải làm sao? Có ảnh hưởng tới thai nhi không?

Mẹ bầu bị sỏi thận phải làm sao?

Mẹ bầu bị sỏi thận phải làm sao?

Bà bầu bị sỏi thận phải làm sao?

Bà bầu bị sỏi thận sẽ có những hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của em bé cũng như của mẹ. Viên sỏi thận có thể nhỏ hoặc lớn đến vài cm. Nó cũng là một trong những nguyên nhân gây ra những cơn đau trong thời kỳ mang thai, đặc biệt là ở giai đoạn giữa và cuối thai kỳ. Trong một số trường hợp, mẹ bầu bị sỏi thận gặp những cơn đau quá lớn có thể khiến bà bầu chuyển dạ sớm và gặp nhiều nguy hiểm cho cả mẹ và em bé. Vậy bà bầu bị sỏi thận phải làm sao?

Bà bầu bị sỏi thận được khuyên nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa tiết niệu hoặc bác sĩ sản khoa để thăm khám và đưa ra phương pháp hợp lý. Không được tự ý sử dụng thuốc hay các bài thuốc dân gian khi chưa tham khảo ý kiến bác sĩ.

Sỏi thận trong thai kỳ

5 nguyên nhân phổ biến khiến bà bầu bị sỏi thận

Có nhiều yếu tố dẫn đến tình trạng sỏi thận ở phụ nữ mang thai. Một số nguyên nhân phổ biến có thể kể đến như:

1. Uống không đủ nước

Không cung cấp đủ nước cho cơ thể  là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng sỏi thận ở bà bầu. Tình trạng thiếu nước sẽ làm gia tăng nồng độ một số khoáng chất trong nước tiểu như phốt pho và canxi. Hậu quả là hình thành sỏi trong thận. Do đó, bà bầu cần tăng cường uống nhiều nước khi mang thai.

2. Sỏi thận do di truyền

Các nghiên cứu đã cho thấy bà bầu có tỷ lệ mắc bệnh sỏi thận cao hơn nếu trong gia đình có người thân mắc những bệnh lý di truyền như cystin niệu hoặc các triệu chứng làm gia tăng nồng độ canxi trong nước tiểu.

3. Hàm lượng canxi quá cao

Trong quá trình mang thai, bà bầu thường muốn bổ sung nhiều canxi để tốt cho cơ thể mẹ và bé. Tuy nhiên, hoạt động này có thể làm gia tăng áp lực lên thận dẫn đến tình trạng sỏi thận.

4. Nhiễm trùng đường tiết niệu

Bà bầu bị nhiễm trùng đường tiết niệu do sức đề kháng suy giảm hoặc thói quan lười vệ sinh đường tiết niệu cũng là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng sỏi thận.

5. Quá trình giãn nở tử cung bà bầu

Sự phát triển của thai khi khiến tử cung bà bầu bắt đầu giãn nở theo từng giai đoạn trong thai kỳ. Quá trình này làm cản trở việc lưu thông nước tiểu, làm lắng đọng các chất hòa tan. Từ đó, dẫn tới hiện tượng bà bầu bị sỏi thận.

Các dấu hiệu của sỏi thận thai kỳ

Các triệu chứng thường thấy ở khi bị sỏi thận trong thai kỳ:

Cách điều trị sỏi thận cho mẹ bầu

Đến gặp bác sĩ chuyên môn là điều đâu tiên các bà bầu bị sỏi thận nên làm. Ngoài ra có thể áp dụng những phương pháp hỗ trợ khác (có sự đồng ý của bác sĩ). Các mẹ cũng đừng quên việc thực hiện một chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học trong quá trình điều trị.

Cách điều trị cho phụ nữ mang thai bị sỏi thận

1. Tìm đến sự hỗ trợ của bác sĩ chuyên môn

Bằng những phương pháp chuyên môn các bác sĩ có thể thấy được sự phát triển của sỏi. Từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp cho mẹ bầu.

Trong trường hợp bị sỏi quá nghiêm trọng thì có thể bà bầu bắt buộc phải dùng thuốc hoặc phẫu thuật để chữa trị sỏi thận. Các bác sĩ thường kê đơn thuốc có chứa acetaminophen (như Tylenol) để giúp mẹ bầu giảm bớt các cơn đau do sỏi gây lên. Trong trường hợp cơn đau kéo dài có thể khiến bà bầu sinh non, bác sĩ sẽ bắt buộc phải phẫu thuật.

2. Các phương pháp điều trị từ thiên nhiên

Dướ đây là một số phương pháp hỗ trợ điều trị sỏi thận bằng các nguyên liệu thiên nhiên, dễ dàng thực hiện tại nhà. Tuy nhiên, các mẹ bầu cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có sự lựa chọn phù hợp nhất cho tình trạng của mình.

Uống nhiều nước

Bà bầu bị sỏi thận nên uống ít nhất 8 ly nước mỗi ngày. Việc này có tác dụng làm loãng các khoáng chất và muối hữu cơ có trong nước tiểu. Uổng đủ nước cũng giúp cơ thể bà bầu làm sạch cơ thể, lọc sạch thận.

Dùng chuối hột để điều trị cho bà bầu bị sỏi thận

Trước tiên, bạn đem chuối hột thái thành những lát mỏng. Sau đó, đem phơi nắng cho khô rồi nghiền thành bột mịn. Với lượng bột đó, mỗi ngày hòa tan một thìa với nước ấm rồi uống. Có thể sử dụng hàng ngày, cho tới khi khỏi hẳn.

Chữa sỏi thận cho bà bầu bằng đu đủ

Với phương pháp này. Các mẹ bầu sử dụng khoảng 400gram đu đủ chín tới. Không nên dùng đu đủ xanh hoặc chín quá. Nạo vỏ bỏ ruột rồi thái thánh miếng vừa ăn, rửa áo nước, bỏ vào bát cùng một chút muối rồi đảo đều cho muối ngấm vào đu đủ. Đợi khoảng 10p cho muối ngấm thì bắt đầu cho vào nồi, hấp cách thủy khoảng 15-17 phút. Bỏ ra, có thể dùng luôn; hoặc để bớt nóng, món này không nên ăn lúc đói vì sẽ gây xót ruột. Phương pháp này đặc biệt hiệu quả với những bà bầu có sỏi nhỏ hơn 10mm.

Bà bầu bị sỏi thận có ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi?

Hầu hết các phụ nữ bị sỏi thận vẫn có thể mang thai và sinh nở một cách bình thường như những người khoẻ mạnh khác.Trên thực tế, chứng sỏi thận thai kỳ có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, trong trường hợp sỏi nặng, sỏi thận trong ba tháng cuối có thể khiến bà bầu sớm chuyển dạ, gia tăng nguy cơ sinh non.

Thận bị nhiễm khuẩn sẽ rất nguy hiểm, vì lúc này chức năng của thận bị suy giảm, khiến cho áp lực máu lên nuôi dưỡng bào thai bị thay đổi. Bên cạnh đó, những thai phụ bị bệnh thận trước khi mang thai và trong thời gian mang thai vẫn bị sẽ có nhu cầu về chất và nước nhiều hơn. Vì vậy thận của họ sẽ hoạt động nhiều hơn so với những người bình thường khiến chức năng của thận bị yếu đi, từ đó thai nhi sẽ bị yếu, kém phát triển hoặc sinh non. Người mẹ có nguy cơ rơi vào tình trạng suy thận.

Những lưu ý khi bà bầu bị sỏi thận

Bà bầu bị sỏi thận nên ăn gì?

Phụ nữ mang thai bị sỏi thận nên ăn gì?

Những thực phẩm tốt cho mẹ bầu mắc bệnh sỏi thận:

Bà bầu bị sỏi thận không nên ăn gì?

Những thực phẩm bà bầu bệnh sỏi thận không nên ăn:

Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ có thể giúp các mẹ giải đáp những thắc mắc về bà bầu bị sỏi thận phải làm sao? Bà bầu bị sỏi thận có ảnh hưởng đến thai nhi không? Cũng như cần phải lưu ý những gì khi bị sỏi thận trong thai kỳ?

Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để có được một thai kỳ khỏe mạnh, thai nhi hạnh phúc. Đừng quên ghé thăm Medplus hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.

Những từ khóa bà bầu thường quan tâm:

Exit mobile version