Site icon Medplus.vn

Bà bầu bị sốt nhiễm trùng phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Bà bầu bị sốt nhiễm trùng phải làm gì?

Bà bầu bị sốt nhiễm trùng phải làm gì?

Bà bầu bị sốt nhiễm trùng phải làm sao?

Mang thai là thời kỳ thuận lợi cho nhiều bệnh nhiễm trùng phát triển. Chính vì thế, bà bầu có thể mắc các bệnh nhiễm trùng gây sốt, cũng như những bệnh lý có thể xuất hiện và nặng lên trong thai kỳ. Nếu bà bầu bị sốt trên 380C cần đến khám bác sĩ ngay. Vậy bà bầu bị sốt nhiễm trùng phải làm sao?

Sốt nhiễm trùng khi mang thai tùy theo tuổi thai và loại bệnh mà cả mẹ và thai nhi có thể bị ảnh hưởng theo nhiều mức độ khác nhau. Do đó, để đảm bảo an toàn, bà bầu cần đặc biệt lưu ý khi bị sốt và trao đổi ngay với bác sĩ.

Nguyên nhân và biểu hiện khi bà bầu bị sốt nhiễm trùng

Những bệnh nhiễm trùng hay gặp phải ở bà bầu bị sốt là:

1. Bà bầu bị sốt do Listeria

Vi khuẩn Listeria monocyto- genes lây nhiễm khi bà bầu tiếp xúc với động vật hoặc dùng sữa cũng như ăn thịt động vật mang mầm bệnh.

Biểu hiện hay gặp nhất là hội chứng giả cúm tự hết, nhưng đôi khi có các triệu chứng tiết niệu, tiêu hóa, phổi hay màng não, hoặc có khi chỉ bị sốt đơn thuần.

2. Bà bầu bị sốt do nhiễm trùng tiết niệu

Nhiễm trùng tiết niệu là bệnh hay gặp nhất trong thai kỳ, do hệ thống đường tiết niệu bị giãn, nguyên nhân là do hormone và cản trở vùng tiểu dẫn đến đọng nước tiểu. Bên cạnh đó, bà bầu bị tiểu đường cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây nhiễm trùng tiết niệu.

3. Bà bầu bị sốt do viêm thận bể thận cấp tính

Biểu hiện là bà bầu bị sốt cao; rét run,;rồi vã mồ hôi từng cơn; tiểu buốt; tiểu rắt; tiểu khó và đau lan lên vùng thắt lưng; vỗ hông lưng sẽ đau; khám điểm niệu quản dưới bà bầu cũng sẽ đau.

Các dấu hiệu bệnh nặng như sốc, tình trạng nhiễm độc, da vàng, tăng cơn co tử cung, vô niệu giãn to đài bể thận cần phải được cấp cứu kịp thời.

4. Bà bầu bị sốt do viêm dạ dày/viêm ruột thừa cấp tính

Nếu bà bầu bị sốt mà trước đó có tiếp xúc hay dùng thức ăn nghi ngờ nhiễm bẩn thì có thể nguyên nhân là do viêm dạ dày – ruột.

Bà bầu thường có nôn và tiêu chảy, đau bụng âm ỉ rồi thỉnh thoảng đau quặn từng cơn.

5. Bà bầu bị sốt do viêm túi mật cấp tính

Những biểu hiện của viêm túi mật cấp tính là đau hạ sườn phải, có thể đau tự nhiên hoặc đau khi đụng vào. Siêu âm gan mật có thể có sỏi túi mật, dày thành túi mật và tắc nghẽn ống mật chủ.

6. Bà bầu bị sốt do viêm gan virus

Nếu bà bầu bị sốt do viêm gan virus, sốt thường chỉ xuất hiện trong giai đoạn đầu.

7. Bà bầu bị sốt do bệnh lao phổi

Bà bầu bị sốt do bệnh lao phổi thường có thể trạng suy sụp, hoặc có biểu hiện như viêm phế quản kéo dài.

8. Bà bầu bị sốt do nhiễm HIV/AIDS

Sốt trong trường hợp này có thể là biểu hiện của các nhiễm trùng cơ hội, hàng đầu là bệnh lao. Nguy cơ lây truyền từ mẹ sang thai nhi khoảng 20- 30%.

9. Bà bầu bị sốt do bệnh Rubella

Ở những bà bầu chưa tiêm phòng, tất cả các trường hợp sốt với phát ban hồng dạng sởi kèm theo hạch to lan tỏa, có thể có đau khớp hoặc không, hãy nghi ngờ Rubella

Nếu đã tiêm phòng vaccin Rubella thì không nên có thai trong vòng ít nhất 1 tháng sau khi tiêm phòng.

10. Bà bầu bị sốt do viêm nhau- ối

Viêm nhau – ối xuất hiện sau nhiễm trùng ngược dòng do vỡ ối sớm, nhiễm trùng sinh dục hoặc mở sớm cổ tử cung.

Sau khi bà bầu vỡ ối sớm xuất hiện sốt, nước ối bẩn và tanh hoặc có mùi hôi. Hoặc có dấu hiệu suy thai cấp thì có thể đã bị viêm nhau- ối.

Những trường hợp sốt nhiễm trùng bà bầu thường quan tâm

Phương pháp điều trị sốt nhiễm trùng khi mang thai

Tùy vào từng nguyên nhân gây sốt và thể trạng của mẹ bầu mà bác sĩ sẽ có kế hoạch điều trị phù hợp. Vì vậy điều quan trọng là mẹ bầu không được coi thường những cơn sốt và đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Các bác sĩ sản khoa có thể tư vấn bỏ thai đối với trường hợp thai chưa đủ 18 tuần tuổi và có kèm theo các bằng chứng thai nhi có nguy cơ thai bị dị tật. Dù vậy, việc có thực hiện phá thai hay không vẫn do thai phụ quyết định, song mẹ bầu cần cân nhắc kỹ càng với những lời khuyên từ bác sĩ điều trị..

Bà bầu bị sốt nhiễm trùng có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Theo các nghiên cứu, trong ba tháng đầu thai kỳ, việc bà bầu sốt có thể dẫn đến dị dạng bẩm sinh, sẩy thai. Trong ba tháng cuối, sốt có thể gây ra thai chết lưu, đẻ non, trẻ sinh ra nhẹ cân và nhiễm trùng sơ sinh. Ngoài ra, các biến chứng của nhiễm trùng thai kỳ như nhiễm khuẩn thai, nhiễm khuẩn nước ối có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như sự phát triển của thai nhi.

Lưu ý phòng ngừa sốt nhiễm khuẩn khi mang thai

Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc về bà bầu bị sốt nhiễm trùng phải làm sao? Bà bầu bị sốt nhiễm trùng có ảnh hưởng đến thai nhi không? Và những lưu ý khi mẹ bầu bị sốt nhiễm trùng.

Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.

Xem thêm bài viết:

Nguồn: Tổng hợp

Exit mobile version