Site icon Medplus.vn

Bà bầu bị stress phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Bà bầu bị stress phải làm sao?

Bà bầu bị stress phải làm sao?

Bà bầu bị stress phải làm sao?

Rõ ràng rằng các yếu tố xã hội, văn hóa và môi trường gặp phải khi mang thai đều gây ảnh hưởng đến mẹ và bé, dù tiêu cực hay tích cực. Những lo lắng về quá trình mang thai, sức khỏe của thai nhi có ổn không, con sinh ra có khỏe mạnh không cộng với áp lực cuộc sống và công việc khiến bà bầu bị stress. Bên cạnh đó, ngày càng có nhiều nghiên cứu chứng minh rằng bị stress khi mang thai sẽ dẫn đến hàng loạt các bất ổn về cuộc sống, về tâm lý củng như sức khỏe của cả mẹ và bé. Vậy bà bầu bị stress phải làm sao?

Bà bầu bị stress được khuyên nên đến gặp chuyên gia tâm lý để được hỗ trợ điều trị. Bên cạnh đó, hãy có chế độ ăn uống dinh dưỡng và khoa học. Dành thời gian nghỉ ngơi và luyện tập thể dục để nâng cao sức khỏe.

Bị stress, căng thẳng khi mang thai phải làm gì?

Nguyên nhân khiến bà bầu bị stress khi mang thai

Thay đổi nội tiết tố

Khi mang thai, tâm trạng bà bầu rất dễ thay đổi. Nguyên nhân là do hàm lượng hormone estrogen và progesterone thay đổi gây tác động đến hệ thần kinh. Trong hệ thần kinh lại chứa các chất có chức năng điều chỉnh tâm trạng, dẫn đến tâm trạng mẹ bầu bị ảnh hưởng. Cụ thể bà bầu sẽ cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi, stress, áp lực, tinh thần nặng nề.

Yếu tố môi trường

Những yếu tố từ môi trường như thay đổi thời tiết, khói bụi, không khí ô nhiễm, ô nhiễm tiếng ồn, môi trường sống không lành mạnh, tắc nghẽn giao thông,…Cũng là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng bà bầu bị stress.

Lo lắng cho thai kỳ

Không chỉ riêng mẹ bầu, mà ngay cả bố khi có biết tin có em bé cũng lo lắng không kém. Những nỗi lo như không biết khi mang thai ăn gì để bổ, làm sao để thai kỳ được khỏe mạnh, bé sinh ra có khỏe không, phải làm gì để tạo mọi điều kiện tốt nhất cho con,…là những thứ khiến ba mẹ ngày đêm suy nghĩ. Dần dần những suy nghĩ đó khiến cho bà bầu bị stress, bị rơi vào tình trạng lo âu, bất an và áp lực.

Áp lực từ công việc, xã hội

Áp lực từ công việc, cuộc sống là nguyên nhân khiến phụ nữ mang thai bị stress

Khối lượng công việc quá nhiều, thời gian hoàn thành công việc lại dường như không bao giờ đủ, những lúc cần thiết còn phải di chuyển,…dần khiến cho mẹ mệt mỏi và không còn đủ sức để làm việc. Bên cạnh đó, những mối quan hệ xã hội, đồng nghiệp, bạn bè,…cũng có thể là một trong những nguyên nhân khiến cho bà bầu bị stress, căng thẳng.

Một số nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng bà bầu bị stress

Dấu hiệu bà bầu bị stress, căng thẳng

Dấu hiệu bà bầu bị căng thẳng. stress khi mang thai

Biểu hiện về cảm xúc

Biểu hiện về hành vi

Biểu hiện trên cơ thể

Những tình trạng stress thường gặp khi mang thai

Bị stress, căng thẳng khi mang thai thường có những tình trạng như:

Cách khắc phục tình trạng bà bầu bị stress khi mang thai

Làm gì để cải thiện tình trạng stress khi mang thai

Đến gặp chuyên gia tâm lý

Bà bầu bị stress, căng thẳng nặng, tâm trạng luôn bất an hãy thử đến gặp một chuyên gia tâm lý. Đừng cố gắng chịu đựng những cảm giác tiêu cực, đừng để bản thân luôn phải đối diện với những lo âu và căng thẳng. Hãy nghĩ đến em bé, bởi bất kỳ điều gì tác động đến mẹ đều sẽ gây ảnh hưởng đến thai nhi. Chuyên gia sức khỏe sẽ xem xét và đưa ra lời khuyên giúp cải thiện tình trạng stress.

Bên cạnh đó, những trường hợp phải tiến hành điều trị, hãy chắc chắn rằng quá trình trị liệu được tiến hành và theo dõi bởi người có chuyên môn.

Chế độ ăn uống khoa học, dinh dưỡng

Phụ nữ bị stress khi mang thai hãy theo đuổi chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh. Hãy đưa những thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất tốt vào chế độ ăn hàng ngày. Những thực phẩm dinh dưỡng sẽ giúp cho cơ thể mẹ bầu có sức khỏe tốt hơn, có sức đề kháng cao để bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân xấu.

Chăm chỉ tập thể dục, vận động cơ thể

Đi bộ, tập thể dục giúp cải thiện tình trạng căng thẳng khi mang thai

Nâng cao sức khỏe là cách cải thiện tình trạng stress, căng thẳng hiệu quả. Bà bầu hãy dành thời gian để vận động nhẹ cơ thể, chăm chỉ tập thể dục để nâng cao sức khỏe. Hãy chọn cho bản thân những bài tập thể dục phù hợp và dành thời gian tập luyện mỗi ngày.

Những bài tập dành cho bà bầu: đi bộ, chạy bộ, yoga, đạp xe, bơi lội, vươn vai, ngồi thiền,…

Một số phương pháp khác giúp giảm tình trạng stress khi mang thai

Bà bầu bị stress có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Bà bầu bị stress có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Trẻ sinh ra nhẹ cân

Bị stress, căng thẳng khi mang thai khiến mẹ ăn không ngon, bỏ bửa dẫn đến tình trạng cơ thể không hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng. Cơ thể mẹ không đầy đủ dưỡng chất dẫn đến thai nhi không có đủ điều kiện phát triển, nhiều khả năng suy thai, bé sinh ra nhẹ cân. Bé sinh ra ốm yếu cũng sẽ gây khó khăn cho quá trình nuôi dưỡng sau này.

Sinh non

Một nghiên cứu nhỏ khác nói rằng bà bầu bị stress có khả năng sinh non. Thông thường là sinh trước 37 tuần mang thai. Trẻ sinh non có nhiều khả năng bị chậm phát triển và rối loạn học tập. Khi trưởng thành, trẻ có nhiều khả năng gặp các vấn đề sức khỏe mãn tính, như bệnh tim, huyết áp cao và tiểu đường.

Sẩy thai

Nhiều báo cáo cho thấy rằng, bị stress hay căng thẳng trước khi sinh làm tăng nguy cơ sảy thai. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những phụ nữ có các sự kiện tiêu cực trong cuộc sống hoặc căng thẳng tâm lý có khả năng bị sảy thai sớm gấp đôi.

Lưu ý khi bà bầu bị stress, căng thẳng

Bị stress nên ăn và không nên ăn gì?

Bà bầu bị stress khi mang thai nên ăn gì?

Phụ nữ mang thai bị stress nên ăn những thực phẩm như:

Bà bầu bị stress khi mang thai không nên ăn gì?

Những thực phẩm cần tránh khi bị stress, căng thẳng:

Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc về bà bầu bị stress phải làm sao? Bà bầu bị stress có ảnh hưởng đến thai nhi không và những lưu ý khi phụ nữ mang thai bị stress.

Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.

Xem thêm các bài viết liên quan:

Nguồn: Tổng hợp

Exit mobile version