Site icon Medplus.vn

Bà bầu bị sưng mắt cá chân phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Bà bầu bị sưng mắt cá chân phải làm sao?

Bà bầu bị sưng mắt cá chân phải làm sao?

Bà bầu bị sưng mắt cá chân phải làm sao?

Có rất nhiều yếu tố khác nhau gây nên hiện tượng phù bàn chân và sưng mắt cá chân trong khi mang thai. Sưng đau mắt cá chân là bất kỳ cảm giác khó chịu nào ở vùng khớp cổ chân. Cơn đau này có thể gây ra bởi một chấn thương, như bong gân, hoặc do một tình trạng bệnh lý, như viêm khớp. Vậy bà bầu bị sưng mắt cá chân phải làm sao?

Bà bầu bị sưng mắt cá chân được khuyên tập thể dục nhẹ nhàng hàng ngày như bơi lội và đi bộ sẽ làm cho máu lưu thông tốt hơn. Chườm lạnh vào khu vực bị sưng giúp làm giảm sưng.

Sưng mắt cá chân khi mang thai có hại không?

Phù chân, sưng mắt cá chân tình trạng thường gặp ở mẹ bầu và nó hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, nếu mẹ nhận thấy mắt cá chân sưng đột ngột và quá nhiều thì nó có thể là do tình trạng tiền sản giật. Các triệu chứng khác có liên quan với tiền sản giật có thể là: đau bụng, nhức đầu, ói mửa, hoặc tầm nhìn thay đổi.

Nguyên nhân khiến bà bầu bị sưng mắt cá chân

Đầu tiên, cơ thể mẹ bầu sẽ giữ lại nhiều dịch hơn trong thai kỳ. Kế đến, tử cung phát triển to dần, tạo áp lực lên các tĩnh mạch, gây ảnh hưởng tới dòng máu theo tĩnh mạch quay trở về tim. Đồng thời, các thay đổi nội tiết tố cũng đóng một vai trò nhất định.

Những trường hợp sưng mắt cá chân bà bầu thường quan tâm

Cách chữa trị sưng mắt cá chân khi mang thai

Để giảm sưng mắt cá chân, bà bầu có thể:

1. Giảm áp lực lên đôi chân

Bà bầu nên tránh đứng trong thời gian dài. Nếu có thể, khi ngồi hãy chống bàn chân lên, thường xuyên xoay cổ chân và nhẹ nhàng gấp duỗi để làm giãn cơ sinh đôi ở cẳng chân. Tốt hơn nữa, khi nằm hãy kê cao chân.

2. Nằm ngủ ở tư thế nghiêng bên trái

Nằm nghiêng bên trái trong khi ngủ giúp tránh tạo áp lực lên tĩnh mạch chủ dưới (là một tĩnh mạch lớn đưa máu từ phần dưới cơ thể quay trở về tim). Tác dụng sẽ đạt được nhiều hơn nếu chân được nâng nhẹ lên bằng cách kê gối phía dưới.

3. Mang tất áp lực

Bác sĩ có thể sẽ khuyến cáo bà bầu mặc quần hỗ trợ hoặc tất áp lực trong ngày.

4. Năng hoạt động thể chất mỗi ngày

Hãy đi bộ, đạp xe trên máy tập đạp (stationary bike), hoặc bơi sải trong hồ bơi.

5. Đứng tại chỗ hoặc đi bộ dưới nước (trong hồ bơi)

Đứng tại chỗ hoặc đi bộ dưới nước có tác dụng tạo áp lực lên các mô ở chân và có thể làm giảm phù giảm sưng tạm thời khi mang thai.

6. Mặc quần áo rộng rãi

Quần áo chật có thể làm giới hạn các luồng máu chảy. Đừng mặc các loại quần và tất áp chặt lên vùng mắt cá hoặc cơ sinh đôi ở cẳng chân.

7. Bấm huyệt bàn chân

Một số nghiên cứu gợi ý xoa bóp và bấm huyệt bàn chân có thể giúp giảm phù chân và sưng mắt cá chân trong khi mang thai.

Lưu ý: mẹ bầu không cần phải giảm lượng nước uống vào để tránh phù. Phụ nữ mang thai cần uống khoảng 2,4 lít nước mỗi ngày.

Bà bầu bị sưng mắt cá chân có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Mặc dù phù chân và sưng mắt cá chân khi mang thai với mức độ nhẹ là bình thường, nhưng nếu đột ngột sưng phù kèm theo đau (đặc biệt là khi chỉ xuất hiện ở một bên chân) có thể là dấu hiệu của huyết khối tĩnh mạch. Để đảm bảo an toàn cho thai nhi và sức khỏe của mẹ bầu, mẹ hãy đi thăm khám bác sĩ ngay.

Lưu ý cho bà bầu khi bị sưng mắt cá chân

Trong trường hợp bị viêm khớp nặng hay mẹ bầu có cảm giác đau đớn nghiêm trọng ở mắt cá chân mà mẹ bầu không thể tự phỏng đoán chính xác bệnh thì người nhà nên đến ngay các phòng khám chuyên khoa để các bác sĩ có thể phát hiện chính xác nhất nguyên nhân từ đó có thể có cách điều trị tốt nhất.

Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc về bà bầu bị sưng mắt cá chân phải làm sao? Bà bầu bị sưng mắt cá chân có ảnh hưởng đến thai nhi không? Và những lưu ý khi mẹ bầu bị sưng mắt cá chân

Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.

Xem thêm bài viết:

Nguồn: Tổng hợp

Exit mobile version