Bà bầu bị sưng mắt phải làm sao?
Tình trạng này thường xảy ra vào những tháng cuối thai kì. Nếu không được quan tâm chăm sóc, bà bầu rất dễ mắc các bệnh về mắt. Vậy bà bầu bị sưng mắt phải làm sao?
Mẹ bầu nên cân bằng thực đơn hàng ngày bằng rau xanh và nước lọc nếu bạn xuất hiện dấu hiệu bị sưng mí mắt.
Triệu chứng bà bầu bị sưng mắt
Sưng mắt thường xuất hiện trong ba tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu sẽ thấy mắt sưng phù và khó nhìn mọi vật. Đi kèm với mắt sưng, cũng có thể xuất hiện triệu chứng sưng phù tay, chân.
Sưng mắt khi mang thai có hại không?
Hầu hết các vấn đề ở mắt thường biến mất sau khi sinh. Tuy nhiên, bà bầu cần cẩn trọng khi mắt có những triệu chứng do biến chứng của các bệnh nguy hiểm khác.
Những trường hợp sưng mắt bà bầu thường quan tâm
- Bà bầu bị sưng mí mắt
- Trị ngứa mắt cho bà bầu
- Bà bầu bị ngứa mắt
- Bà bầu bị ngứa mắt phải làm sao
- Bà bầu bị đau hốc mắt
- Bà bầu bị sưng mặt
- Mang thai bị đau mắt hột
- Phòng đau mắt đỏ cho bà bầu
Nguyên nhân khiến bà bầu bị sưng mắt
- Sưng mắt cũng là một trong những vấn đề do thay đổi hormone khi mang thai.
- Nguyên nhân khác khiến tình trạng mắt của mẹ bầu bị sưng nhiều hơn là do chế độ ăn nhiều muối hoặc caffein, ít nước lọc.
- Nếu mẹ bầu có tiền sử với bệnh Glôcôm (bệnh tăng nhãn áp), huyết áp cao hoặc tiểu đường, mẹ bầu nên thông báo tình trạng bệnh của bản thân với bác sĩ. Bác sĩ sẽ chú trọng đến việc kiểm tra và phòng ngừa các chứng bệnh về mắt cho mẹ bầu trong thời gian thai nghén.
Cách chữa trị sưng mắt cho bà bầu
- Mẹ bầu trước hết nên tham khảo ý kiến bác sĩ thật cẩn thận trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào. Bác sĩ sẽ đề nghị phương pháp điều trị an toàn cho mẹ và thai nhi
- Có thể chườm ấm bằng gạc, khăn ấm, hoặc luộc một quả trứng rồi giữ nguyên vỏ lăn trứng ở vùng mi để giảm đau
- Trong các trường hợp sưng do mất ngủ hay khóc nhiều, uống nước cũng có thể làm giảm sưng. Nghỉ ngơi hoặc chườm lạnh cũng có tác dụng tương tự
- Mẹ bầu có cơ địa dị ứng cần tránh các tác nhân dễ gây dị ứng như: bụi, lông vật nuôi, phấn hoa
- Nếu mi sưng kèm mắt bỏng rát, khó chịu; nước mắt nhân tạo có thể làm dịu đi rất nhiều.
- Sưng nhẹ có thể tự khỏi. Nhưng sưng kèm theo sốt, đau nhiều thì mẹ bầu cần đi khám để bác sĩ có chỉ định điều trị
- Nếu sưng do nhiễm khuẩn, mẹ bầu hãy đến gặp bác sĩ , vì thường sẽ phải dùng kháng sinh theo liều chỉ định.
- Nếu sưng do rối loạn nội tiết, mẹ bầu có thể phải phẫu thuật, sau đó điều trị bằng nhiều loại thuốc khác nhau
Bà bầu bị sưng mắt có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Trong hầu hết các trường hợp mẹ bầu bị sưng mắt ít khi gây ảnh hưởng đến thai nhi, và có thể tự khỏi. Tuy nhiên, nó cũng gây nhiều khó chịu cho mẹ. Cơ thể mẹ khi không hoàn toàn khỏe mạnh và thoải mái sẽ ảnh hưởng đến quá trình cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi; cũng như ít nhiều tác động lên tính cách của trẻ. Nếu sưng mắt kèm theo sốt, đau nhiều; mẹ cần đến gặp bác sĩ ngay để tránh những biến chứng nguy hiểm khác.
Lưu ý cho bà bầu khi bị sưng mắt
- Nếu phải trang điểm, cần tẩy trang đúng quy trình để hạn chế khả năng gây viêm ở mi gây sưng và phù nề mi.
- Dù bị bệnh hay không, tránh dụi tay vào mắt. Nên rửa tay thường xuyên để tránh vô tình gây nhiễm khuẩn ở mắt.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc về bà bầu bị sưng mắt phải làm sao? Bà bầu bị sưng mắt có ảnh hưởng đến thai nhi không? Và những lưu ý khi mẹ bầu bị sưng mắt .
Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm bài viết:
- Bà bầu bị gò cứng bụng phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị xuất huyết tử cung phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị dễ khóc phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị rối loạn lo âu phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị căng tức ngực phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị Corona phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị uốn ván phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Nguồn: Tổng hợp