Bà bầu bị tê tay phải làm sao?
Trong quá trình mang thai, cơ thể của người phụ nữ sẽ thay đổi ở một mức độ đáng kể. Vì thế, không có gì lạ khi một số chị em gặp phải các triệu chứng bất thường trong suốt chín tháng. Trong đó có chứng tê tay. Tê tay là tình trạng thai phụ mất cảm giác hoặc có cảm giác như có kiến bò hay kim châm. Tình trạng này thường tập trung ở tháng thứ 5 cho đến cuối thai kỳ.Vậy bà bầu bị tê tay phải làm sao?
Bà bầu bị tê tay được khuyên nên tuân thủ theo lộ trình điều trị của bác sĩ chuyên môn, không được tự ý sử dụng thuốc, nên theo đuổi một chế độ ăn uống khoa học, lịch trình sinh hoạt lành mạnh.
Nguyên nhân phổ biến khiến bà bầu bị tê tay
Có nhiều yếu tố dẫn đến tình trạng tê tay ở phụ nữ mang thai. Một số nguyên nhân phổ biến có thể kể đến như:
1. Thai nhi lớn dần
Tê tay chân là hiện tượng thường gặp ở phụ nữ mang thai, nhất là từ tháng thứ 5-6 cho đến hết thai kỳ. Khi thai lớn, thai phụ cũng tăng cân, đồng thời thai to chèn ép các mạch máu. Việc tuần hoàn máu khó khăn khiến chân tay dễ bị tê mỏi.
2. Huyết áp thấp
Huyết áp thấp làm giảm lưu lượng máu quay trở lại từ các chi. Khi các mô không nhận được đủ máu trong một khoảng thời gian dài, các dây thần kinh phản ứng sẽ phản ứng lại bằng cảm giác tê và ngứa ran, từ đó khiến cho bà bầu bị tê tay.
3. Khớp dịch chuyển
Phụ nữ mang thai thường nằm ngủ nghiêng thay vì nằm ngửa. Chính điều này đã khiến cho các khớp vai bị thay đổi và đè lên dây thần kinh. Từ đó dẫn đến hiện tượng bà bầu bị tê các đầu ngón tay hoặc cả bàn tay trong lúc ngủ.
4. Hội chứng ống cổ tay
Đây là một tình trạng khá phổ biến ở phụ nữ mang thai. Hội chứng ống cổ tay xảy ra khi có sự tích tụ chất lỏng trong các mô ở cổ tay khiến dây thần kinh chạy xuống bàn tay và ngón tay bị chèn ép, từ đó gây ngứa ran và tê tay.
Hội chứng này thường xảy ra trong tam cá nguyệt thứ 2 hoặc tam cá nguyệt thứ 3. Những mẹ bầu nào đã từng mắc phải hội chứng này trước đây thì nhiều khả năng sẽ gặp lại nó trong lần mang thai tiếp theo. Tuy nhiên, phần lớn sẽ tự khỏi sau khi sinh con xong.
5.Thiếu canxi và magie
Thiếu canxi và magie thai kỳ cũng gây ra tình trạng tê bì chân tay, đau nhức xương khớp. Thực tế, hầu hết phụ nữ đều bị thiếu canxi thai kỳ. Dẫn đến nhiều triệu chứng khác nhau, đặc trưng nhất là tê bì chân tay
6. Một số nguyên nhân khác
- Mang đa thai.
- Thừa cân trước khi mang thai.
- Ngực bắt đầu phát triển vượt mức trong quá trình mang thai.
Các dấu hiệu khi bà bầu bị tê tay
Các triệu chứng của tê tay thường dễ nhận biết.
- Bà bầu thường tê tê ở các đầu ngón tay và gan bàn tay.
- Đôi khi lan sang cả vùng lưng và đùi.
Những tình trạng tê tay thường gặp ở bà bầu
- Mẹ bầu bị tê tay phải.
- Bà bầu bị tê cánh tay.
- Bà bầu bị tê đầu ngón tay.
- Mẹ bầu nằm nghiêng bị tê tay.
- Bà bầu bị tê bàn tay.
Cách điều trị tê tay cho mẹ bầu
Tê tay mặc dù không phải là một căn bệnh quá nguy hiểm, nhưng vẫn cần được điều trị sớm để tránh những biến chứng nó có thể gây ra cho cả mẹ và bé. Dưới đây là một số phương pháp điều trị hiệu quả cho bà bầu bị tê tay.
1. Tìm đến sự hỗ trợ của bác sĩ chuyên môn
Đối với những mẹ bầu bị tê tay, việc tìm đến để gặp bác sĩ đúng chuyên môn là vô cùng cần thiết. Từ đó sẽ được điều trị kịp thời, phù hợp,tránh nguy cơ biến chứng cao.
Mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ ngay khi những cơn đau và tê diễn ra liên tục, kéo dài trong lúc ngủ hay cả ngày.
2. Chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học
Cách hỗ trợ trị tê tay tốt nhất hiện nay chính là điều chỉnh lối sống, thói quen sinh hoạt và phòng tránh những yếu tố bất lợi.
Duy trì một chế độ dinh dưỡng đầy đủ các nhóm chất. Đặc biệt là tăng cường bổ sung thực phẩm giàu canxi và magie như tôm, cá, các loại hải sản, sữa và các chế phẩm từ sữa… Tuy nhiên cần lưu ý, nếu muốn uống thuốc bổ sung canxi mẹ bầu cần tham khảo ý kiến bác sĩ.
3. Ngâm tay vào nước ấm
Ngâm tay chân vào nước ấm có pha thêm chút tinh dầu lavender hoặc tinh dầu hoa cúc sẽ giúp làm giảm triệu chứng tê tay. Mẹ bầu cũng có thể dùng khăn chườm nóng trên vùng tay hoặc chân thường xuyên bị tê để giảm cảm giác khó chịu
4. Xoa bóp, bấm nguyệt
Một số liệu pháp xoa bóp bấm nguyệt cũng tác dụng làm giảm tắc nghẽn và giúp máu lưu thông tốt hơn, từ đó tình trạng bị tê tay khi mang thai cũng sẽ được khắc phục đáng kể.
5. Ngủ đúng tư thế
Có rất nhiều tư thế ngủ có lợi cho phụ nữ mang thai nhưng tư thế nằm tốt nhất vẫn là nằm nghiêng bên trái. Tuy nhiên, thỉnh thoảng các mẹ cũng thể thay đổi tư thế nằm nếu cảm thấy tay, chân bị tê. Ngoài ra, tránh dùng tay để kê đầu trong lúc ngủ.
Bà bầu bị tê tay có ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi?
Nếu tê chân ở bà bầu do sinh lý thì sẽ không có ảnh hưởng trực tiếp tới thai nhi. Càng về cuối thai kỳ, cảm giác ngày càng rõ rệt hơn. Những lần tê cũng kéo dài và lặp lại thường xuyên hơn. Tuy nhiên, nó luôn cản trở việc sinh hoạt của mẹ nhất là vào ban đêm khi mẹ đang ngủ. Nếu mẹ bị mất ngủ thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của cả 2 mẹ con.
Nếu tê chân ở bà bầu do bệnh lý thì cần gặp bác sĩ ngay để được can thiệp nhanh chóng. Tránh để càng lâu càng nguy hiểm cho cả mẹ bà bé.
Những lưu ý khi bà bầu bị tê tay
Bà bầu bị tê tay nên ăn gì?
Những thực phẩm tốt cho mẹ bầu mắc bệnh tê tay:
- Thực phẩm có chứa nhiều vitamin D, K như: Nấm, cá, sữa tươi nguyên kem, đậu phụ, lòng đỏ trứng, tôm, sữa đậu nành, kem chua, ngũ cốc, rau xanh, rau mầm,…
- Thực phẩm giàu magiê như: Rau màu xanh đậm, các loại hạt, hạt, bột yến mạch, bơ đậu phộng, cá nước lạnh, bơ, chuối,…
- Thực phẩm có tính kiềm như: Nho, chuối, sữa bò, sữa chuối, rau cải, rong biển,…
- Sữa.
- Chè xanh. Trong chè xanh có chứa flavonoid, đây là chất chống oxy hóa mạnh, giúp phòng chống loãng xương và thiếu canxi. Tuy nhiên, cần lưu ý không nên uống quá nhiều chè xanh trong ngày, sẽ ảnh hưởng lên hoạt động của hệ thần kinh.
- Nghệ. Củ nghệ có chứa hợp chất curcumin, giúp cải thiện lưu lượng máu trong cơ thể. Tác dụng chống viêm của nó sẽ giúp giảm tê và khó chịu ở vùng bị ảnh hưởng.
- Thực phẩm giàu vitamin nhóm B như: Trứng, bơ, chuối, đậu, cá, bột yến mạch, pho mát, sữa chua, các loại hạt và hoa quả khô,…
Bà bầu bị tê tay không nên ăn gì?
Những thực phẩm bà bầu tê tay không nên ăn:
- Thức ăn quá mặn.
Ăn nhiều món mặn sẽ làm cho hàm lượng canxi trong cơ thể bị giảm dễ dẫn đến tình trạng rối loạn canxi gây loãng xương khiến tê tay nặng hơn.
- Những loại thực phẩm có tính axit cao.
Tiêu thụ nhiều thực phẩm có tính axit cao làm cho hàm lượng canxi, magie bị giảm dễ dẫn đến tình trạng tê tay chân, mệt mỏi, thiếu máu, đau nhức người,…Nguyên nhân là do những thực phẩm này kết hợp với các chất như clo, lưu huỳnh khiến cho quá trình biến đổi chất bị dừng lại…
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ có thể giúp các mẹ giải đáp những thắc mắc về bà bầu bị tê tay phải làm sao? Bà bầu bị tê tay có ảnh hưởng đến thai nhi không? Cũng như cần phải lưu ý những gì khi tê tay trong thai kỳ?
Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để có được một thai kỳ khỏe mạnh, thai nhi hạnh phúc. Đừng quên ghé thăm Medplus hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Các bài viết liên quan:
- Bà bầu bị hen suyễn phải làm sao? Có ảnh hưởng tới thai nhi không?
- Bà bầu bị cảm lạnh phải làm sao? Có ảnh hưởng tới thai nhi không?
- Bà bầu bị thủy đậu phải làm sao? Có ảnh hưởng tới thai nhi không?
- Bà bầu bị suy tuyến giáp phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Nguồn tham khảo: Tổng hợp