Site icon Medplus.vn

Bà bầu bị thiếu Vitamin D phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Bà bầu bị thiếu Vitamin D phải làm gì?

Bà bầu bị thiếu Vitamin D phải làm gì?

Bà bầu bị thiếu Vitamin D phải làm sao?

Vitamin D đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển xương và răng của thai nhi. Vitamin D cần cho sự hấp thụ Canxi, hỗ trợ xương phát triển khỏe mạnh. Ngoài ra, bổ sung Vitamin D khi mang thai có thể giảm nguy cơ tự kỷ ở trẻ nhỏ. Vậy bà bầu bị thiếu Vitamin D phải làm sao?

Mẹ bầu có thể uống bổ sung viên Vitamin D nếu khẩu phần ăn của các mẹ không cung cấp đủ chất dinh dưỡng. Khi uống bổ sung Vitamin D nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo cho sức khỏe của mẹ và thai nhi

Nguyên nhân bà bầu bị thiếu Vitamin D

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thiếu Vitamin D (Vitamin D dưới 30 nmol/L), như là:

1. Béo phì

Mỡ sẽ giữ lại Vitamin D được sản xuất từ da và làm Vitamin D ít đi vào cơ thể hơn

2. Da sẫm màu

Người có da ngăm thường có nhiều Melanin, hoạt động như tấm chống nắng do đó làm giảm quá trình sản xuất Vitamin D từ da

3. Một số loại thuốc

Steroid, thuốc chống động kinh, thuốc hạ Cholesterol, và một số loại thuốc lợi tiểu làm giảm hấp thu Vitamin D từ ruột

4. Những người kém hấp thu chất béo

Những bệnh rối loạn tiêu hóa có liên quan đến kém hấp thu chất béo dẫn đến kém hấp thu Vitamin D

Những trường hợp thiếu Vitamin D bà bầu thường quan tâm

Dấu hiệu bà bầu bị thiếu Vitamin D

Các triệu chứng của thiếu Vitamin D:

Phương pháp bổ sung Vitamin D khi mang thai

Bổ sung Vitamin D phải qua kiểm tra và sự chỉ dẫn của bác sĩ để tránh tình trạng thiếu hoặc quá liều. Nên uống Vitamin D sau bữa ăn. Trong trường hợp đang uống các loại thuốc khác, cần cách xa thời gian uống Vitamin D để tránh làm giảm tác dụng của thuốc

Bổ sung Vitamin D qua thực phẩm

Thực phẩm giàu Vitamin D như: gan, trứng, cá hồi, cá tra, cá trích, dầu cá, lòng đỏ trứng gà, bơ, cá mòi đóng hộp, sữa, pho mát, cá trích, nấm Đông Cô, nước cam, ngũ cốc,v.v…

Bổ sung Vitamin D qua thuốc

1. Bổ sung an toàn

Liều tối đa vitamin D là 10.000 đơn vị/ ngày. Trên mức liều hàng ngày này, về mặt lý thuyết có nhiều khả năng gây tác dụng phụ vì vậy không nên sử dụng quá liều trong thai kỳ.

2. Liều điều trị sự thiếu hụt (vitamin D < 30nmol/L)

Sử dụng liều uống 2.000 – 4.000 đơn vị/ ngày trong tối đa 11 tuần để cung cấp liều tích lũy khoảng 150.000 hoặc 300.000 đơn vị trong tam cá nguyệt thứ 2 hoặc thứ 3 thai kỳ. Việc điều trị nên bắt đầu trong tam cá nguyệt thứ 2 hoặc thứ 3 vì phần lớn sự tăng trưởng và phát triển của xương thường xảy ra trong hai giai đoạn này.

3. Liều điều trị nhanh (Vitamin D < 15nmol/L)

Đa số các nhà lâm sàng cho rằng dưới 15 nmol/L sẽ được xem là rất thấp. Nếu mức vitamin D cơ bản rất thấp và người phụ nữ đang trong tam cá nguyệt thứ 3 thì có thể cần phải điều trị nhanh. Trong những trường hợp này, có thể sử dụng liều cao hơn 4.000 đơn vị/ ngày (nhưng không quá 10.000 đơn vị/ ngày).

4. Chế phẩm

Thiếu vitamin D trong thai kỳ nên được bổ sung các chất dưới dạng Colecalciferol hoặc Ergocalciferol. Sản phẩm bổ sung Vitamin D có nguồn gốc từ động vật ( Cholecalciferol) dễ hấp thu hơn dạng thực vật (Ergocalciferol).

Lưu ý: Bà bầu nên tiếp xúc với ánh mặt trời hợp lý ( 5-10 phút cho tay, chân, mặt 2-3 lần mỗi tuần)

Bà bầu bị thiếu Vitamin D có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Nếu bà bầu bị thiếu Vitamin D có thể sẽ dẫn đến một số ảnh hưởng xấu cho thai nhi như:

Lưu ý cho bà bầu thiếu Vitamin D

Phụ nữ mang thai nên cố gắng duy trì lượng canxi đầy đủ ( khoảng 1050 IU/ ngày) thông qua chế độ ăn uống:

Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc về bà bầu bị thiếu Vitamin D phải làm sao? Bà bầu bị thiếu Vitamin D có ảnh hưởng đến thai nhi không? Và những lưu ý khi mẹ bầu bị thiếu Vitamin D.

Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.

Xem thêm bài viết:

Nguồn: Tổng hợp

Exit mobile version