Bà bầu bị thoái hóa cột sống phải làm sao?
Thoái hóa cột sống cổ không phải là một căn bệnh có thể dứt điểm nhanh chóng trong thời gian ngắn. Đối với người bình thường, việc chữa thoái hóa cột sống đã khá khó khăn, phụ nữ mang thai càng khó khăn hơn nữa. Vậy bà bầu bị thoái hóa cột sống phải làm sao?
Bà bầu bị thoái hóa cột sống cần tuân thủ đúng chỉ định của các bác sĩ trước khi thực hiện bất cứ phương pháp điều trị bệnh nào
Triệu chứng bà bầu bị thoái hóa cột sống
Triệu chứng đặc trưng của thoái hóa cột sống là những cơn đau nhức âm ỉ và thường xuyên ở vùng cổ và thắt lưng. Ngoài ra, thoái hóa cột sống còn có một số dấu hiệu và triệu chứng kèm theo khác như:
- Cảm giác khó chịu kèm theo ăn không ngon, ngủ không yên; sút cân, giảm hiệu quả trong công việc.
- Xuất hiện những cơn đau cấp tính làm đau nhức và lan cả sang vùng khác như vai; đầu; cánh tay; thần kinh tọa; hông; đùi ảnh hưởng đến khả năng đi lại.
- Mẹ bầu có thể bị hạn chế cử động hoặc cứng gáy do cột sống cổ bị hẹp đĩa liên đốt, biến dạng hoặc mất đường cong sinh lý.
- Nấc, ngáp, đau đầu và chóng mặt
- Đau đốt sống lưng phía dưới kéo dài từ 6-8 tuần.
- Gặp nhiều khó khăn khi vận động, vặn mình hoặc cúi người.
- Cơn đau có thể xuất hiện ngay sau khi hoạt động chân tay nâng đồ vật nặng hoặc khi chạy, đi bộ.
Những trường hợp thoái hóa cột sống bà bầu thường quan tâm
- Bị thoái hóa cột sống có nên mang thai
- Có mẹ đã từng mang bầu mà bị thoát vị đĩa đệm không
- Bị thoát vị đĩa đệm có sinh thường được không
- Bà bầu bị thoát vị đĩa đệm
- Nẹp cột sống lưng có mang thai được không
- Bị thoát vị đĩa đệm có mang thai được không
- Mổ cột sống có mang thai
Thoái hóa cột sống khi mang thai có hại không?
Có thể nói, do xuất hiện nhiều thay đổi trong cơ thể, nhiều bà mẹ thường có cảm giác căng thẳng, khó chịu trong suốt thời kì mang thai. Nếu những bà mẹ này còn mang trong mình căn bệnh thoái hóa cột sống, thì những cơn đau bất thường sẽ càng làm cho họ trở nên mệt mỏi hơn rất nhiều.
Nguyên nhân khiến bà bầu bị thoái hóa cột sống
Thực tế cho thấy nguy cơ mắc các bệnh lí về xương khớp ở phụ nữ mang thai cao hơn nhiều so với bình thường. Nguyên nhân là do:
- Tăng cân khi mang thai
- Thay đổi hormone khi mang thai: Trong quá trình mang thai, các hoocmon bị biến đổi khiến các cơ khớp giãn mềm, gây thoái hóa cột sống.
Cách chữa trị thoái hóa cột sống cho bà bầu
Trong trường hợp mẹ bầu phát hiện ra căn bệnh thoái hóa cột sống khi mang thai, mẹ cần bình tĩnh và chủ động xây dựng một cách sống khoa học để hạn chế tác động của bệnh đến thai nhi.
- Bổ sung thực phẩm giàu canxi, vitamin D: Canxi, vitamin D để hỗ trợ chữa trị bệnh và đảm bảo xương khớp của thai nhi chắc khỏe hơn
- Tập thể dục: Đi bộ là một sự lựa chọn hoàn hảo dành cho phụ nữ mang thai
- Chườm nóng, chườm lạnh: Đối với thoái hóa cột sống, chườm có tác dụng giảm đau tại vùng lưng, cổ bị tổn thương mà không để lại bất kì một tác dụng phụ nào
Bên cạnh đó, nếu muốn tiếp nhận điều trị bằng phương pháp y học nào, mẹ bầu phải được tư vấn trực tiếp từ bác sĩ để tránh ảnh hưởng đến thai nhi.
Bà bầu bị thoái hóa cột sống có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Phụ nữ và gia đình không nên quyết định sinh con khi đã biết về căn bệnh thoái hóa cột sống của mình. Bởi vì bệnh này không những ảnh hưởng đến quá trình trị bệnh mà còn tác động xấu đến sức khỏe của bệnh nhân và thai nhi nếu mang thai. Nếu bệnh không được điều trị có thể dẫn đến tê liệt chân.
Lưu ý cho bà bầu khi bị thoái hóa cột sống
- Giữ tinh thần thật thoải mái
- Cần có chế độ sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng khoa học, đúng đắn
- Thường xuyên đi lại nhẹ nhàng vừa giúp giảm đau lại tăng cường sức khỏe
- Có thể chườm nóng hoặc chườm lạnh trực tiếp tại vị trí cơn đau diễn ra
- Bổ sung thêm nhiều chất dinh dưỡng chứa nhiều canxi và vitamin D tốt cho cơ thể
- Tuyệt đối không nên tự ý dùng thuốc
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc về bà bầu bị thoái hóa cột sống phải làm sao? Bà bầu bị thoái hóa cột sống có ảnh hưởng đến thai nhi không? Và những lưu ý khi mẹ bầu bị thoái hóa cột sống
Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm bài viết:
- Bà bầu bị gò cứng bụng phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị xuất huyết tử cung phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị dễ khóc phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị rối loạn lo âu phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị căng tức ngực phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị Corona phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị uốn ván phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Nguồn: Tổng hợp