Site icon Medplus.vn

Bà bầu bị thoái hóa đốt sống cổ phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?

thoái hóa đốt sống cổ khi mang thai

thoái hóa đốt sống cổ khi mang thai

Bà bầu bị thoái hóa đốt sống cổ phải làm sao?

Bất cứ ai cũng có thể bị thoái hóa đốt sống cổ, nhưng bà bầu là một trong những người thuộc nhóm đối tượng đối tượng có nguy cơ cao. Bởi vậy, cần cảnh giác cao với tình huống mẹ bầu bị thoái hóa cột sống cổ để có hướng chăm sóc mẹ khỏe con khỏe. Vậy bà bầu bị thoái hóa đốt sống cổ phải làm sao?

Mẹ bầu bị thoái hóa đốt sống cổ được khuyên đi bộ nhẹ nhàng mỗi ngày và tập luyện, thư giãn cho vùng cổ. Ngoài ra, cần lưu ý bổ sung Canxi, vitamin D cho cơ thể.

Triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ khi mang thai

Trong trường hợp mẹ bầu bị thoái hóa cột sống cổ ,mẹ bầu có thể bị giảm thị lực, thính lực, rối loạn tuần hoàn máu; rối loạn tiền đình do tình trạng thoái hóa dễ làm tổn thương lỗ tiếp hợp. Mẹ bầu hay cảm thấy:

Những trường hợp thoái hóa đốt sống cổ bà bầu thường quan tâm

Nguyên nhân khiến bà bầu bị thoái hóa đốt sống cổ

Những nguyên nhân gây thoái hóa đốt sống cổ khi mang thai:

1. Do thay đổi hormone khi mang thai

Nguyên nhân này tưởng chừng vô lý nhưng thực tế lại rất liên quan đến tình trạng xương khớp, trong đó có các đốt sống cổ, đặc biệt là đốt C5, C6, C7.

Khi hormone thay đổi trong cơ thể các bộ phận trong cấu trúc cơ – xương khớp cũng bị thay đổi theo chiều hướng mềm giãn ra. Tình trạng này kéo dài trong suốt một thời gian khiến cho cột sống phải đối mặt với tình trạng thoái hóa.

2. Do thay đổi tư thế

Khi mang thai, do áp lực của việc mang bầu nặng nề nên gần như tất cả các tư thế của mẹ bầu đều bị thay đổi. Từ cách đi lại, đứng lên ngồi xuống thậm chí nằm ngủ. Tất cả đều có sự thay đổi bất thường, điều này có ảnh hưởng không nhỏ tới hệ thống xương khớp. Khi tư thế lặp đi lặp lại trong một thời gian dài thì sự ảnh hưởng này sẽ trở nên tệ hại hơn cho các đốt sống; có thể dẫn đến nguy cơ cao bị thoái hóa đốt sống cổ.

3. Do cân nặng tăng nhanh và đột biến

Cân nặng luôn là gánh nặng và áp lực đáng sợ đối với hệ thống xương khớp nói chung. Cân nặng đồng nghĩa với lượng mỡ và cơ tăng nhanh; tạo áp lực cao cho khung xương. Trong đó, các đốt sống cổ cũng phải chịu áp lực.

4. Do thiếu hụt canxi tới các bộ phận

Khi thai nhi lớn, lượng canxi trong cơ thể gần như tập trung về phục vụ cho việc phát triển thai. Mặc dù mẹ bầu được chỉ định bổ sung canxi tốt cho thai nhi và hệ thống xương khớp toàn cơ thể. Nhưng vẫn có tỷ lệ không nhỏ xảy ra tình trạng thiếu hụt canxi ở một bộ phận xương khớp nào đó; trong đó có tình trạng thiếu hụt canxi bổ sung cho các đốt sống cổ.

Cách chữa trị thoái hóa đốt sống cổ khi mang thai

Phương pháp điều trị khi bà bầu bị thoái hóa đốt sống cổ:

1. Thăm khám bác sĩ để xin tư vấn

Bác sĩ sẽ xác định mức độ nghiêm trọng của tình trạng thoái hóa. Tiếp đó, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Nếu không thể điều trị ngay lúc này, bác sĩ cũng sẽ tư vấn về việc dùng thuốc hoặc áp dụng cách giảm đau hữu ích.

2. Tuân thủ tuyệt đối các chỉ định của bác sĩ:

Các chỉ định thường bao gồm thuốc cần dùng hoặc không, cách lưu ý chăm sóc vùng cổ để tránh gặp phải những cơn đau và làm bệnh trở nặng.

3. Áp dụng các biện pháp tập luyện và thư giãn cho vùng cổ

Bà bầu bị thoái hóa đốt sống cổ có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Khi bị thoái hóa đốt sống cổ, dù chỉ là cảm giác đau âm ỉ thì vẫn khiến cho mẹ bầu cảm thấy khó chịu. Trong thời gian thai nghén vất vả kèm theo cảm giác đau càng khiến mẹ bầu thấy áp lực. Đôi khi điều này sẽ khiến mẹ bầu ăn ngủ không ngon, thậm chí có thể gây căng thẳng stress cho bà bầu. Tất cả những vấn đề này đều có ảnh hưởng tới quá trình cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi cũng như sự phát triển toàn diện của thai nhi sau này.

Lưu ý cho bà bầu khi bị thoái hóa đốt sống cổ

Bà bầu bị thoái hóa đốt sống cổ cần lưu ý:

1. Thực hiện phác đồ điều trị

Điều quan trọng nhất với bà bầu bị thoái hóa đốt sống cổ là điều trị bệnh. Điều trị để hạn chế tình trạng thoái hóa nặng nề hơn, cải thiện và phục hồi chức năng xương khớp vùng cổ, giúp bệnh nhân dễ chịu, thoải mái hơn.

2. Chế độ ăn uống

Bà bầu bị thoái hóa đốt sống cổ không được chủ quan về chế độ ăn uống, dinh dưỡng của bản thân. Nên bổ sung vào bữa ăn nhiều thực phẩm chứa canxi, vitamin từ các loại hải sản, trứng, rau xanh, hoa quả. Đồng thời cân đối khẩu phần ăn để cơ thể được tiếp nhận đủ các nhóm dưỡng chất.

Không nên để bà bầu sử dụng thức ăn nhanh, đồ nhiều dầu mỡ. Đặc biệt lưu ý đến vấn đề kiểm soát cân nặng. Tăng cân quá nhanh, thừa cân, béo phì sẽ khiến hệ xương khớp gặp áp lực khiến tình trạng thoái hóa đốt sống cổ nặng nề hơn.

3. Chế độ nghỉ ngơi tập luyện

Bà bầu cần lên kế hoạch làm việc và nghỉ ngơi khoa học. Ngoài ra, mẹ bầu nên đi bộ nhẹ nhàng hằng ngày. Mẹ hãy tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn về những bài tập thể dục phù hợp.

Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc về bà bầu bị thoái hóa đốt sống cổ phải làm sao? Bà bầu bị thoái hóa đốt sống cổ có ảnh hưởng đến thai nhi không? Và những lưu ý khi mẹ bầu bị thoái hóa đốt sống cổ

Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.

Xem thêm bài viết:

Nguồn: Tổng hợp

Exit mobile version