Site icon Medplus.vn

Bà bầu bị tiền sản giật phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Bà bầu bị tiền sản giật phải làm sao?

Bà bầu bị tiền sản giật phải làm sao?

Bà bầu bị tiền sản giật nếu không chữa trị sẽ mắc phải nhiều nguy cơ nguy hiểm. Tiền sản giật là biến chứng phổ biến nhất xảy ra vào giai đoạn cuối của thai kỳ. Cứ 20 ca sản sẽ có 1 ca bị ảnh hưởng. Nếu tiền sản giật không được chữa trị, nó sẽ phát triển thành sản giật. Khi ấy, bà bầu bị sản giật sẽ bị co giật, hôn mê, thậm chí có thể tử vong. Tuy nhiên, các biến chứng từ tiền sản giật rất hiếm xảy ra nếu bà bầu đi khám thường xuyên. 

bà bầu bị tiền sản giật được bác sĩ khuyên gì?

Bà bầu được khuyên nên đi khám bác sĩ ngay lập tức nếu bị đau đầu nghiêm trọng, mờ mắt, đau bụng dữ dội và khó thở. Không nên bỏ lỡ thời điểm điều trị tốt nhất. 

Nguyên nhân bà bầu bị tiền sản giật

Hiện các chuyên gia vẫn chưa chắc chắn về nguyên nhân gây ra bệnh. Phần lớn cho rằng vấn đề nằm ở sự phát triển của nhau thai. Vì các mạch máu đưa máu đi nuôi nhau thai hẹp hơn bình thường và có phản ứng không đúng với các tín hiệu nội tiết tố. Và cũng vì các mạch máu hẹp hơn bình thường nên lượng máu cũng bị giới hạn. 

Nguyên nhân phụ nữ có bầu bị tiền sản giật

Nguyên nhân mạch máu bị hẹp đi vẫn chưa được xác định rõ, có thể vì các yếu tố như:

Mạch máu bị tổn thương

Lưu lượng máu chảy đến tử cung không đủ

Vấn đề về hệ miễn dịch

Các yếu tố về gen di truyền 

Dấu hiệu bà bầu bị tiền sản giật

Dấu hiệu của bệnh bị tiền sản giật

Các dấu hiệu ban đầu

Bệnh tiền sản giật không có triệu chứng rõ ràng. Nhưng nó có những dấu hiệu ban đầu như: cao huyết áp, đạm trong nước tiểu. Dấu hiệu đóng vai trò quyết định là nước tiểu có chứa protein vì có khoảng 6-8% bà bầu bị cao huyết áp không bị tiền sản giật. 

Khi bệnh phát triển, cơ thể bà bầu bắt đầu tăng cân do cơ thể giữ nước (ví dụ >=1,4 kg trong một ngày). Tay, chân, mắt cá chân, mặt đột ngột bị phù. 

Sau đó, các dấu hiệu và triệu chứng sau có thể sẽ xuất hiện:

Các dấu hiệu sau này

Đau đầu dữ dội sau khi nghỉ ngơi và dùng thuốc giảm đau.

Mắt mờ. Lưu ý khi mắt nhìn thấy chớp sáng.

Đau vùng dạ dày, có vẻ như khó tiêu. Cơn đau có thể lan sang 2 bên xương sườn. 

Thể tích nước tiểu thay đổi so với bình thường. 

Cảm thấy buồn nôn và nôn. 

Có cảm giác bất an cho bản thân và bé.

Có cảm giác hồi hộp, đánh trống ngực.

Nếu bà bầu gặp phải các dấu hiệu trên, tốt nhất nên đi khám kiểm tra. 

Cách điều trị tiền sản giật

1. Cách phòng ngừa tiền sản giật

2. Cách điều trị tiền sản giật

Tiền sản giật sẽ không khỏi cho đến khi mẹ bầu sinh con. Cho đến khi huyết áp của phụ nữ mang thai bị tiền sản giật hạ xuống, họ vẫn có nguy cơ bị đột quỵ, xuất huyết nghiêm trọng, nhau bong non. Tuy nhiên, nếu bệnh này xảy ra sớm, sinh con không phải là biện pháp tốt nhất.

Nếu bà bầu bị tiền sản giật cách thời gian lâm bồn còn lâu, các triệu chứng ở mức vừa, thì nên nghỉ ngơi nhiều. Nghỉ ngơi sẽ giúp hạ huyết áp, tăng lượng máu chảy tới thai, có l 

Bà bầu bị tiền sản giật có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Ảnh hưởng của biến chứng tiền sản giật đến thai nhi:

Những lưu ý cho bà bầu bị tiền sản giật

1. Chế độ ăn uống

Cần kết hợp đủ các chất đạm, omega 3, canxi, vitamin c, các yếu tố vi lượng và tập thể dục nhẹ nhàng. Nguyên nhân:

Bổ sung Omega 3: làm tăng trưởng biểu mô mạch máu. Từ đó hạn chế triệu chứng của tiền sản giật. 

⇒ Gợi ý thực phẩm giàu Omega 3: cá hồi, súp lơ, hạt vừng, quả óc chó, bắp cải…

Bổ sung Vitamin D: giảm 27% nguy cơ bị tiền sản giật. 

⇒ Gợi ý thực phẩm giàu vitamin D: dầu gan cá, ngũ cốc nguyên hạt, nấm hương…

Bổ sung Canxi: giảm 49% nguy cơ bị tiền sản giật ở phụ nữ có nguy cơ thấp. Giảm 82% ở phụ nữ có nguy cơ cao.

⇒ Gợi ý thực phẩm giàu canxi: rau diếp, đậu bắp, măng tây, cải bông xanh, sữa,…

2. Khi nào bà bầu bị tiền sản giật đi gặp bác sĩ?

Bà bầu cần nhớ rằng tiền sản giật là một bệnh lý cực kỳ nguy hiểm cho thai kỳ, và cho tới nay vẫn chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu. Cách điều trị hiệu quả nhất là điều trị từ khi bệnh mới khởi phát. Vì vậy, các mẹ bị tiền sản giật cần chú ý các dấu hiệu kể trên và đi gặp bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời. Đồng thời nhớ rằng, một chế độ nghỉ ngơi phù hợp và ăn uống đủ chất cũng là một liều thuốc hữu hiệu để phòng bệnh. 

Mong rằng những thông tin Medplus đã tổng hợp giúp giải đáp được thắc mắc của các mẹ về bà bầu bị tiền sản giật phải làm sao, có ảnh hưởng đến thai nhi không và những lưu ý khi bà bầu bị tiền sản giật.

Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé!

Xem thêm bài viết:

Nguồn: Tổng hợp

Exit mobile version