Site icon Medplus.vn

Bà bầu bị trĩ ngoại phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Bà bầu bị trĩ ngoại phải làm sao

Bà bầu bị trĩ ngoại phải làm sao

Bà bầu bị trĩ ngoại phải làm sao?

Bệnh trĩ, hay lòi dom, là căn bệnh xảy ra do dãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ (hay phình tĩnh mạch) ở vị trí mô xung quanh hậu môn. Các mô này sưng lên, gây viêm và đem lại nhiều khó khăn trong sinh hoạt. Đặc biệt là khi đi vệ sinh hoặc khi ngồi. Ở giai đoạn mang thai, bệnh trĩ có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào. Tuy nhiên, bà bầu bị trĩ ngoại 3 tháng giữa và 3 tháng cuối là phổ biến nhất. Vậy bị trĩ ngoại khi mang thai phải làm thế nào? Bà bầu bị trĩ ngoại gặp những khó khăn gì?

Bà bầu bị trĩ ngoại được khuyên nên đến gặp chuyên gia y khoa để được tư vấn điều trị. Bên cạnh đó, bà bầu có thể thử dùng các biện pháp điều trị trĩ ngoại hiệu quả tại nhà như: ngâm nước ấm vùng bị trĩ, không nên ngồi quá lâu, vệ sinh hậu môn sạch sẽ và có chế độ ăn giàu chất xơ.

Bị trĩ ngoai khi mang thai phải làm gì?

4 nguyên nhân khiến bà bầu bị trĩ ngoại

Khi mang thai, cơ thể bà bầu trải qua rất nhiều thay đổi và bệnh trĩ có thể là một trong những kết quả không mong muốn. Một số nguyên nhân khiến bà bầu bị trĩ ngoại khi mang thai có thể bao gồm:

1. Sự phát triển của thai nhi

Thai nhi ngày càng phát triển, tử cung của bà bầu sẽ lớn hơn và bắt đầu áp vào vùng xương chậu. Sự tăng trưởng này gây áp lực lớn lên các tĩnh mạch gần hậu môn và trực tràng của bạn, và kết quả là các tĩnh mạch này có thể bị sưng và đau. Từ đó dẫn đến tình trạng bà bầu bị trĩ khi mang thai.

2. Tăng nồng độ hormone progesterone

Sự gia tăng hormone progesterone khi mang thai cũng có thể góp phần vào sự phát triển của bệnh trĩ. Hormone progesterone làm thư giãn các thànhcủa tĩnh mạch, khiến chúng dễ bị sưng hơn.

3. Tăng thể tích máu

Bà bầu bị trĩ ngoại nguyên nhân có thể do việc tăng thể tích máu. Khi mang thai, cơ thể bà bầu cần lượng máu nhiều hơn bình thường rất nhiều. Do đó, việc bổ sung các chất dinh dưỡng có tác dụng tạo tế bào máu để cung cấp cho cơ thể là rất cần thiết. Tạo ra nhiều tế bào máu dẫn đến tăng thể tích máu, làm cho các tĩnh mạch lớn hơn, từ đó gây ra tình trạng trĩ khi mang thai.

4. Táo bón

Bà bầu bị rối loạn tiêu hóa, gặp các vấn đề về đường tiêu hóa như tiêu chảy, ăn không tiêu, đầy hơi, táo bón…là những điều mẹ bầu thường gặp khi mang thai. Trong đó, nếu tình trạng táo bón kéo dài cũng là nguyên nhân khiến phụ nữ mang thai bị trĩ ngoại.

Dấu hiệu bà bầu bị trĩ ngoại

Dấu hiệu của bênh trĩ ngoại

Bị trĩ ngoại khi mang thai thường có những biểu hiện sau:

Vùng hậu môn có cảm giác ngứa, chảy máu.

Gặp khó khăn trong việc đi tiêu, táo bón.

Vùng hậu môn bị sưng, đau rát.

Có cảm giác nặng tức ở hậu môn.

Hậu môn hình thành búi trĩ (có thể sờ được, hoặc nhận biết được khi ngồi)

Những tình trạng bị trĩ ngoại khi mang thai thường gặp

Phụ nữ mang thai bị trĩ thường có những tình trạng như sau:

Bà bầu bị trĩ ngoại 3 tháng đầu

Bà bầu bị trĩ ngoại 3 tháng cuối

Bị trĩ đi ngoài ra máu.

Cách điều trị khi bà bầu bị trĩ ngoại an toàn

Cách trị trĩ ngoại an toàn, hiệu quả

1. Đến gặp chuyên gia y khoa

Phụ nữ mang thai bị trĩ ngoại hãy đến gặp chuyên gia y khoa để được giúp đỡ. Bác sĩ xem xét tình trạng bệnh và đưa ra giải pháp chữa trị phù hợp. Trong những trường hợp dùng thuốc hay phải phẫu thuật để cắt trĩ, bác sĩ sẽ là người theo dõi tình hình và đưa ra những lời khuyên hữu ích cho mẹ bầu.

Bên cạnh đó, chuyên gia y tế cũng gợi ý cho bà bầu về chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, những điều nên là hoặc không nên làm để giúp cải thiện tình trạng bị trĩ khi mang thai.

Bà bầu bị trĩ cần đến gặp bác sĩ ngay nếu gặp các tình trạng:

2. Phương pháp điều trị tại nhà

Ngoài ra, còn có một số phương pháp giúp cải thiện tình trạng bệnh trĩ hiệu quả tại nhà mà bà bầu có thể áp dụng, cụ thể như sau:

Ngâm mình trong nước ấm

Bà bầu bị trĩ ngoại có thể ngâm mình trong nước ấm để cải thiện tình trạng bệnh. Đổ đầy nước (nước ấm) vào bồn tắm, hoặc một cái thau chậu lớn và ngâm vùng bị ảnh hưởng. Thời gian ngâm kéo dài khoảng 10 phút và có thể thực hiện 2 – 3 lần một tuần.

Tránh ngồi quá lâu

Khi bị trĩ, bà bầu nên hạn chế ngồi quá lâu, ngồi trong thời gian dài. Hành động ngồi sẽ gây áp lực lên các tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng. Ngồi quá lâu sẽ khiến cho bà bầu cảm thấy đau hơn.

Bà bầu hãy nằm nghiêng hoặc đứng, trường hợp phải ngồi thì nên sử dụng những miếng lót mềm, êm hoặc chuyên dụng để lót ngồi.

Thường xuyên vận động

Phụ nữ mang bị trĩ hãy hạn chế ngồi hoặc giữ nguyên một tư thế quá lâu. Các mẹ có thể vận động cơ thể bằng các bài tập thể dục đơn giản, nhẹ nhàng để mang lại hiệu quả sức khỏe. Trường hợp nếu bà bầu đi làm và ngồi ở bàn làm việc, hãy dành ra một ít thời gian để vận động cơ thể, có thể đứng lên và đi lại trong văn phòng hoặc đi xuống khuôn viên.

Bà bầu tập thể dục, vận động sẽ giúp cơ thể thêm khỏe mạnh, dẻo dai và tăng sức đề kháng, đẩy lùi mọi tác nhân và nguy cơ bị bệnh.

Ăn nhiều thực phẩm chứa chất xơ

Chất xơ có tác dụng điều hòa và giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, tránh tình trạng táo bón gây bệnh trĩ ở bà bầu. Uống nhiều nước, ăn nhiều thực phẩm chứa chất xơ sẽ giúp phân mềm hơn, nhờ đó việc đi ngoài sẽ dễ chịu hơn.

Vệ sinh hậu môn cẩn thận, sạch sẽ

Bà bầu bị trĩ hãy lưu ý trong việc vệ sinh và giữ cho hậu môn luôn sạch và khô ráo, điều này rất giúp ích trong việc điều trị bệnh trĩ. Mẹ bầu có thể dùng một cái khăn nhỏ, sạch, sợi mềm, nhúng nước ấm sau đó nhẹ nhàng lau ở vùng hậu môn. Phương pháp này không những giúp vệ sinh hậu môn, mà còn phòng đươc tình trạng nhiễm khuẩn.

Bà bầu bị trĩ ngoại có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Bị trĩ khi mang thai không gây ảnh hưởng nghiêm trọng gì đến thai nhi. Tuy nhiên, nếu tình trạng bệnh quá nặng thì bà bầu nên cân nhắc để chữa trị kịp thời. Nếu bà bầu bị trĩ kéo dài, sẽ gây những ảnh hưởng nhất định đến thai nhi, có thể bao gồm những tác hại sau:

1. Trẻ chậm phát triển

Thai phụ bị trĩ do táo bón kéo dài, rối loạn tiêu hóa, hệ tiêu hóa kém sẽ khiến khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng cũng kém đi. Bà bầu không hấp thu được các dinh dưỡng thiết yếu thì sẽ không đủ chất để nuôi thai. Thai nhi sẽ trở nên ốm yếu, kém phát triển ngay từ trong bụng mẹ. Kể cả khi được sinh ra thì quá trình phát triến sau này cũng sẽ bị ảnh hưởng.

2. Trẻ sinh ra nhẹ cân

Khi bà bầu có cơ thể khỏe mạnh, cả về thế chất lẫn tinh thần thì thai nhi sinh ra sẽ phát triển khỏe mạnh, cân nặng và chiều cao đều đạt tiêu chuẩn. Do đó, nếu em bé được sinh ra từ người mẹ đang bị bệnh, thì khả năng cao bé sẽ bị ốm yếu, nhẹ cân hơn so với những em bé khác.

Lưu ý khi bà bầu bị trĩ ngoại

Bà bầu bị trĩ ngoại nên ăn gì?

Chế độ ăn uống dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai

Bà bầu bị trĩ ngoại không nên ăn gì?

Mẹ bầu bị trĩ ngoại không nên ăn uống những gì:

Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc về bà bầu bị trĩ ngoại phải làm sao? Bà bầu bị trĩ ngoại có ảnh hưởng đến thai nhi không và những lưu ý khi mẹ bầu bị trĩ ngoại.

Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.

Xem thêm các bài viết liên quan:

Nguồn: Tổng hợp

Exit mobile version