Site icon Medplus.vn

Bà bầu bị ứ mật phải làm sao? Có ảnh hưởng tới thai nhi không?

Bà bầu bị ứ mật phải làm thế nào?

Bà bầu bị ứ mật phải làm thế nào?

Bà bầu bị ứ mật phải làm sao?

Ứ mật (còn gọi là ứ mật sản khoa hay ứ mật trong gan thai kỳ) là hiện tượng sự bài tiết mật của gan bị gián đoạn. Mật là chất dịch lỏng giúp cho quá trình tiêu hóa mỡ của cơ thể. Hiện tượng này thường xảy ra trong 3 tháng cuối thai kỳ, gây ra triệu chứng ngứa ngáy khó chịu, nhất là ở tay và chân. Trong những trường hợp hiếm gặp, các triệu chứng còn xuất hiện ở 3 tháng giữa thai kỳ. Tình trạng này không phải là một vấn đề quá nghiêm trọng đối với sức khỏe của mẹ bầu, song có thể gây nên các biến chứng nguy hiểm đối với trẻ sơ sinh. Vậy bà bầu bị ứ mật phải làm sao?

Bà bầu bị ứ mật được khuyên nên tuân thủ theo lộ trình điều trị của bác sĩ chuyên môn, không được tự ý sử dụng thuốc, nên theo đuổi một chế độ ăn uống khoa học, lịch trình sinh hoạt lành mạnh.

Nguyên nhân phổ biến khiến bà bầu bị ứ mật

Có nhiều yếu tố dẫn đến tình trạng ứ mật ở phụ nữ mang thai. Một số nguyên nhân phổ biến có thể kể đến như:

1. Yếu tố nội tiết

Trong quá trình mang thai, hai nội tiết tố nữ là estrogen và progesterone tăng lên trong máu gâyrối loạn chức năng gan làm dịch mật lưu thông trong gan bị chậm lại. Các muối mật bilirubin có trong túi mật sẽ thấm vào trong máu và kích thích gây ngứa dưới da.

2. Yếu tố di truyền

Nhiều nghiên cứu đã xác định có sự ảnh hưởng của yếu tố đột biến gen trong trường hợp này. Những phụ nữ trong gia đình có người thân mắc bệnh thì cũng sẽ có nguy cơ di truyền cao hơn.

3. Yếu tố môi trường

Thống kê cho thấy có nhiều phụ nữ ứ mật thai kỳ trong những tháng mùa đông. Mặc dù lý do này chưa được rõ ràng, nhưng các nhà nghiên cứu cho rằng có sự kích thích của môi trường trong vấn đề này.

Các dấu hiệu khi bà bầu bị ứ mật

Các triệu chứng của chứng ứ mật thai kỳ thường dễ nhận biết, cụ thể như:

Ngứa dữ dội, nhất là ở lòng bàn tay, bàn chân. Ngứa thường nặng hơn vào ban đêm và thường không phải là triệu chứng duy nhất.

Buồn nôn.

Ăn mất ngon.

Vàng da, vàng mắt.

Da và lưỡi có đốm vàng/cam.

Nước tiểu sẫm màu.

Phân bạc màu.

Những tình trạng ứ mật thường gặp ở bà bầu

  • Bà bầu bị ứ mật 3 tháng đầu.
  • Mang thai bị ứ mật 3 tháng giữa.
  • Ứ mật 3 tháng cuối thai kỳ.
  • Mang thai 3 tháng bị ứ mật.

Cách điều trị ứ mật cho mẹ bầu

Ứ mật tuy không phải là một căn bệnh quá nguy hiểm, nhưng vẫn cần được điều trị kịp thời để tránh những biến chứng nó có thể gây ra cho cả mẹ và bé. Dưới đây là một số phương pháp điều trị hiệu quả cho bà bầu bị ứ mật.

1. Tìm đến sự hỗ trợ của bác sĩ chuyên môn

Đối với những mẹ bầu bị ứ mật, việc tìm đến để gặp bác sĩ đúng chuyên môn là vô cùng quan trọng. Từ đó sẽ được tư vấn lộ trình điều trị kịp thời, phù hợp,tránh nguy cơ biến chứng cao.

Mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ ngay khi có những triệu chứng sau đây:

2. Chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học

Cách hỗ trợ điều trị chứng ứ mật thai kỳ tốt nhất hiện nay chính là điều chỉnh lối sống, thói quen sinh hoạt và phòng tránh những yếu tố bất lợi.

Ăn uống khoa học theo chế độ phù hợp với cơ địa và tình trạng của mỗi người (có tham khảo ý kiến bác sĩ) sẽ có tác dụng góp phần làm cho quá trình điều trị trở nên dễ dàng hơn và ngăn chặn sự phát triển của căn bệnh.

3. Một số biện pháp làm giảm tình trạng khó chịu của chứng ứ mật

Bà bầu bị ứ mật có ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi?

Đối với người mẹ:

Phụ nữ mang thai có thể gặp phải một số vấn đề trong việc hấp thụ các vitamin tan trong dầu (vitamin A, D, E, K) và bị ngứa dữ dội. Tuy nhiên, trong vòng vài ngày sau sinh tình trạng này sẽ tự hết mà hiếm khi để lại các biến chứng nghiêm trọng tại gan.

Nguy cơ lớn nhất đối với người mẹ là khả năng tái phát ở lần mang thai sau.

Đối với đứa trẻ:

Nếu người mẹ mắc chứng ứ mật thai kỳ, thai nhi có thể phải đối mặt với những nguy cơ sau:

Những lưu ý khi bà bầu bị ứ mật

Bà bầu bị ứ mật nên ăn gì?

Mẹ bầu mắc chứng gan ứ mật nên ăn nhiều các loại thực phẩm giàu vitamin K, điển hình như:

Bà bầu bị ứ mật không nên ăn gì?

Những thực không nên ăn khi bị ứ mật trong thai kỳ:

Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ có thể giúp các mẹ giải đáp những thắc mắc về bà bầu bị ứ mật phải làm sao? Bà bầu bị ứ mật có ảnh hưởng đến thai nhi không? Cũng như cần phải lưu ý những gì khi ứ mật trong thai kỳ?

Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để có được một thai kỳ khỏe mạnh, thai nhi hạnh phúc. Đừng quên ghé thăm Medplus hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.

Exit mobile version