Site icon Medplus.vn

Bà bầu bị vảy nến phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Bà bầu bị vảy nến phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không? Nguyên nhân, triệu chứng, và cách chữa bệnh

Bà bầu bị vảy nến phải làm sao?

Bà bầu bị vảy nến phải làm sao?

Bệnh vảy nến là một bệnh viêm da mãn tính rất phổ biến. Ở trạng thái bình thường, các tế bào cũ sau khi chết đi sẽ bong ra và được thay thế bởi các tế bào da mới. Nhưng đối với bệnh nhân mắc bệnh vảy nến, quá trình diễn ra nhanh gấp 10 lần do hiện tượng tăng sinh tế bào, khiến các tế bào cũ và mới không kịp thay đổi. Từ đó tích tụ lại một chỗ tạo thành những mảng dày, có vảy trắng hoặc bạc. Vậy bà bầu bị vảy nến có sao không?

Bệnh vảy nến không gây ảnh hưởng đến khả năng mang thai của phụ nữ. Cũng không gây sảy thai cũng như khiến em bé bị dị tật bẩm sinh. Tuy nhiên, vấn đề đáng lo ngại nhất khi bà bầu điều trị vảy nến là thuốc. Một số loại thuốc điều trị an toàn cho sử dụng. Bên cạnh đó, cũng có một số khác có thể khiến bà bầu sảy thai hoặc gây dị tật bẩm sinh. 

Bà bầu bị vảy nến nên làm gì?

Bà bầu bị vảy nến được khuyên đi gặp bác sĩ. Vì một số loại điều trị vảy nến có thể gây sảy thai và dị tật bẩm sinh. Nếu mang thai khi đang bị vảy nến, cần đến gặp bác sĩ để điều chỉnh thuốc cho phù hợp.

Nguyên nhân khiến bà bầu bị vảy nến

Theo PGS. TS Lê Hữu Doanh – Phó Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương, hiện nguyên nhân gây bệnh vảy nến vẫn chưa được xác định rõ. Nó có thể liên quan đến gen di truyền, yếu tố môi trường, dị nguyên, vi khuẩn, virus,… Nhưng có một điều chắc chắn là bệnh này có liên quan đến rối loạn đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào và dấu ấn của cytokine. 

Các yếu tố được cho là thuận lợi giúp gây ra bệnh bao gồm:

Yếu tố di truyền: Có hai kiểu bệnh: khởi phát sớm & khởi phát muộn. 

Yếu tố ngoại sinh:  chấn thương, stress kéo dài, bỏng nắng, phẫu thuật, dùng một số loại thuốc trong thời gian dài (corticosteroid, beta blockers,…), nhiễm trùng da

Triệu chứng khi bà bầu bị vảy nến

Triệu chứng chung của bệnh này là những mảng dày, đỏ, được bay phủ bởi các vảy trắng hoặc bạc. Các triệu chứng có thể khác nhau tùy thuộc vào từng vị trí xuất hiện và đặc điểm của các tổn thương. 

Bà bầu bị vảy nến ở toàn thân; tay; ngực

Khuỷu tay, đầu gối và vùng dưới lưng: xuất hiện mảng đỏ ⇒ Vảy nến thể mảng (vảy nến mảng bám)

Vùng da tay và chân: xuất hiện mụn mủ ⇒ Vảy nến mụn mủ

Khắp cơ thể: xuất hiện tổn thương dạng giọt nước, thường gặp ở trẻ em sau khi bị viêm họng do nhiễm streptococci. ⇒ Vảy nến thể giọt

Các khớp tay, ngón chân, xương sống, đầu gối: có hiện tượng sưng ⇒ Viêm khớp vảy nến

Móng tay, móng chân: móng dày và xuất hiện những lỗ nhỏ trên bề mặt ⇒ Vảy nến móng tay, móng chân

Da dầu xuất hiện những mảng da dày màu trắng ⇒ Vảy nến da đầu

Các vùng nếp gấp của da như nách, háng, mông,…: xuất hiện tổn thương, thường ở người béo phì ⇒ Vảy nén nếp gấp (vảy nến đảo ngược)

Thai kỳ ảnh hưởng đến bệnh vảy nến như thế nào?

Quá trình mang thai của mỗi phụ nữ đều khác nhau, vậy nên tình trạng vảy nến cũng khác nhau. Một nghiên cứu cho thấy tình trạng bệnh của 60% số bà bầu bị bệnh vảy nến có cải thiện trong 9 tháng thai kỳ. Nguyên nhân là vì hormone progesterone gia tăng trong cơ thể, làm giảm quá mức phản ứng miễn dịch gây ra các triệu chứng vảy nến. 10-20% còn lại cho thấy bệnh vảy nến trở nên nặng hơn. Nếu bạn thuộc số ít này, hãy đi khám bác sĩ để có thể đối phó với triệu chứng bệnh một cách an toàn nhất cho con bạn. 

Bà bầu bị vảy nến có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Bệnh vẩy nến không gây ảnh hưởng đến khả năng mang thai của phụ nữ, không gây sảy thai cũng như khiến em bé bị dị tật bẩm sinh. Điều mà các bà bầu cần đặc biệt cẩn trọng đó là thuốc điều trị vảy nến. Bởi một số loại thuốc có thể gây sảy thai hoặc dị tật bẩm sinh.  

Ngoài ra, theo một nghiên cứu trên Tạp chí Viện Da liễu Hoa Kỳ, bà bầu bị vảy nến nặng có nguy cơ sinh con nhẹ cân cao hơn những người không bị vẩy nến hoặc bị nhẹ. Bên cạnh đó, nếu các mẹ bầu không chú ý chế độ ăn uống đủ chất khi bị vảy nến cũng có thể gây hại cho con. Theo một nghiên cứu từ Đại học California, San Diego, bệnh vảy nến làm suy giảm nồng độ axit folic trong cơ thể mẹ bầu. Điều này có thể làm tăng nguy cơ dị tật não và tủy sống ở thai nhi.  

Những lưu ý khi bà bầu bị vảy nến

Sau đây là những lưu ý về những loại thuốc điều trị vảy nến an toàn và không an toàn trong thai kỳ.

Thuốc an toàn:

Những loại thuốc trị ngoài da là những loại thuốc an toàn nhất trong thời kỳ mang thai, đặc biệt là kem dưỡng ẩm, kem làm mềm da hoặc các loại kem có steroid. Tuy nhiên, mẹ bầu cần cẩn trọng khi sử dụng các loại thuốc này sau khi sinh em bé, nhất là khi cho con bú. Tránh bôi kem có chứa thành phần steroid lên ngực, hoặc phải lau sạch kem trước khi cho con bú.

Lưu ý rằng kem và thuốc mỡ không giúp cải thiện tình trạng bệnh nếu bà bầu bị vảy nến ở mức độ vừa đến nặng. Như vậy, bác sĩ điều trị bệnh có thể áp dụng liệu pháp ánh sáng với tia UV-B dải hẹp. Liệu pháp ánh sáng với tia UV-A và thuốc cảm ứng ánh sáng Psoralen (có chứa tính cản quang và tia cực tím A) không được khuyến khích sử dụng khi mang thai. Vì thuốc có thể hòa tan trong sữa và khiến trẻ bị nhảy cảm với ánh sáng.       

Thuốc nên tránh:

Hãy cố gắng tránh hoặc hạn chế sử dụng những thuốc nằm trong danh sách sau. Những thuốc này chưa được các nghiên cứu chứng minh an toàn trong thai kỳ.

Đặc biệt nên tránh:

Chế độ ăn uống dành cho bà bầu bị vảy nến

Bệnh vảy nến không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng các mẹ bầu có thể tự kiểm soát bệnh. Giúp bệnh ổn định bằng chế độ ăn uống hợp lý kết hợp với sử dụng thuốc. 

Chế độ ăn uống dành cho bà bầu bị vảy nến

Nên ăn:

Nên tránh:

Bệnh vảy nến có ảnh hưởng đến quá trình sinh nở của bà bầu không?

Cần phải báo ngay cho bác sĩ khoa sản nếu bà bầu bị vảy nến ở vùng kín. Sinh thường hoặc sinh mổ đều có khả năng mắc phải hiện tượng Koebner. Đây là một tình trạng khiến các tổn thương xuất hiện gần các vết thương trên da.

Mong rằng những thông tin Medplus đã tổng hợp giúp giải đáp được thắc mắc của các mẹ về bà bầu bị vảy nến phải làm sao, có ảnh hưởng đến thai nhi không và những lưu ý khi bà bầu bị vảy nến.

Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé

Xem thêm bài viết:

Nguồn: Tổng hợp

Exit mobile version