Site icon Medplus.vn

Bà bầu bị viêm cầu thận phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Bà bầu bị viêm cầu thận phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Bà bầu bị viêm cầu thận phải làm sao?

Bà bầu bị viêm cầu thận nhẹ không gây nguy hiểm nghiêm trọng cho thai nhi. Nhưng cần thăm khám bác sĩ thường xuyên để tránh các biến chứng. 

Bà bầu bị viêm cầu thận nặng có thể làm nhau thai và cuống thai bị teo nhỏ. Từ đó dẫn đến việc thai bị suy dinh dưỡng, sảy thai, thai chết lưu. 

Bà bầu bị viêm cầu mạc phải làm gì? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Bà bầu bị viêm cầu mạc được bác sĩ khuyên gì?

Bà bầu bị viêm cầu thận được khuyên nên đi thăm khám và làm thêm xét nghiệm cần thiết. Tránh để bệnh kéo dài, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của sản phụ và thai nhi. Không được tự ý dùng thuốc kháng sinh.

Nguyên nhân khiến bà bầu bị viêm cầu thận

Viêm cầu thận là một dạng bệnh xảy ra khi thận không thể đào thải chất độc hại cùng dịch dư thừa ra bên ngoài, khiến cầu thận bị viêm. Viêm cầu thận lâu ngày có thể dẫn đến nhiễm độc thai nghén. Hệ quả của bệnh này là tiền sản giật, cùng với cao huyết áp, phù và protein niệu ở 3 tháng cuối. 

Cầu thận, hay tiểu cầu thận, là một đơn vị lọc của thận. Mỗi quả thận sẽ có xấp xỉ 1 triệu tiểu cầu làm bộ lọc nhỏ. Độc tố trong máu qua tiểu cầu thận sẽ được lọc và thải ra ngoài.

Khi cầu thận bị viêm, chức năng lọc này sẽ có vấn đề. Hậu quả là, các độc tố đáng ra phải được thải ra thì vẫn được giữ lại trong cơ thể. Protein và tế bào hồng cầu thì bị rò rỉ đi vào nước tiểu. 

Nhưng vì sao cầu thận bị viêm?

Những thay đổi nội tiết trong những tháng đầu mang thai vốn dĩ đã khiến khả năng viêm nhiễm phát sinh và phát triển. 

Đài thận, bể thận và niệu quản hơi giãn, đặc biệt là thận phải.

Progesterone (nội tiết tố nữ) giảm trương lực, cộng với thai bị chèn ép ⇒  trào ngược nước tiểu từ bàng quang lên niệu quản.

⇒  Kết quả: ứ đọng nước tiểu, dẫn đến nhiễm khuẩn tiết niệu cao như viêm bể thận cấp tính; nhiễm khuẩn tiết niệu dưới như viêm bàng quang niệu đạo.

Ngoài ra, phụ nữ mang thai cũng phải đối mặt với những nguyên nhân nhiễm trùng phổ biến. Sau khi viêm họng, viêm cầu thận cũng có thể phát triển. Viêm đường tiết niệu mà không chữa trị kịp thời cũng dẫn đến nhiễm trùng lan rộng.

Dấu hiệu bà bầu bị viêm cầu thận

Bà bầu bị viêm cầu thận có những dấu hiệu nào?

Dấu hiệu lâm sàng:

Có thể sốt, mệt mỏi, đau bụng

Tiểu tiện ít, tiểu ra máu đại thể hoặc vi thể

Phù: đa số trường hợp bị phù nhẹ bắt đầu từ mặt đến chân.

Tăng huyết áp: thông thường huyết áp tăng lên 10-20mmHg

Cách để bà bầu trị viêm cầu thận

Sự viêm nhiễm cần được điều trị triệt để bằng thuốc kháng sinh không gây ảnh hưởng đến thai nhi như: cephalexin, cifixim, zinat. Hiện tượng thay đổi này sẽ trở về ban đầu sau 3 tháng sinh.

Lưu ý: Tuyệt đối không được tự ý mua và sử dụng thuốc.

Bà bầu bị viêm cầu thận có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Viêm cầu thận lâu ngày có thể dẫn đến nhiễm độc thai nghén. Nhiễm độc thai nghén hay còn gọi là tiền sản giật, là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất ở phụ nữ có thai. Bà bầu bị tiền sản giật là nguyên nhân dẫn đến các nguy hiểm như:

Bà bầu bị viêm cầu thận thể nặng có thể làm nhau thai và cuống nhau bị teo nhỏ. Từ đó dẫn đến việc thai bị suy dinh dưỡng, sảy thai, thai chết lưu.

Những lưu ý cho bà bầu bị viêm cầu thận

Chế độ ăn uống cho người bệnh viêm cầu thận cấp

bị viêm cầu thận cần lưu ý những gì

Hạn chế đạm & cân bằng chất béo

Hạn chế lượng protein ăn mỗi ngày ⇒ giảm gánh nặng cho thận, giúp thận phục hồi, làm chậm sự tích tụ chất thải trong máu. Đặc biệt là đề phòng ure trong máu tăng.

Cần đủ năng lượng do chất đường và chất béo cung cấp ⇒ giảm giáng hóa đạm, hạn chế ure máu tăng.

Lượng đạm khuyến cáo: 0,6-0,8g/kg cân nặng/ ngày.

Đạm sử dụng nên có giá trị sinh học cao, như: thịt, trứng, sữa (chiếm >= 50% tổng lượng đạm)

Chất béo: đảm bảo cân đối 20-25% giữa acid béo no và không no.

Ăn nhạt & hạn chế muối

Ăn nhạt khi bị phù, tăng huyết áp

Không ăn mì chính & thực phẩm chế biến sẵn. Ví dụ: pho mát, các loạt thịt đóng hộp, thịt muối, thịt hun khói. (Vì chúng có lượng muối cao.)

Không thêm muối khi nấu ăn.

Nước

Hạn chế nước khi phù, đái ít, hoặc vô niệu è trái cây, kem, súp cũng nên hạn chế vì chúng chứa nhiều nước.

Giảm kali & phospho

Tăng kali quá mức gây ảnh hưởng nhịp tim của người bệnh.

Lượng phospho trong máu tăng có thể dẫn đến bệnh tim và xương.

Mong rằng những thông tin Medplus đã tổng hợp giúp giải đáp được thắc mắc của các mẹ về bà bầu bị viêm cầu thận phải làm sao, có ảnh hưởng đến thai nhi không và những lưu ý khi bà bầu bị viêm cầu thận.

Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé!

Xem thêm bài viết:

Nguồn: Tổng hợp

Exit mobile version