Site icon Medplus.vn

Bà bầu bị viêm tiết niệu phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Bà bầu bị viêm tiết niệu phải làm gì?

Bà bầu bị viêm tiết niệu phải làm gì?

Bà bầu bị viêm tiết niệu phải làm sao?

Khi mang thai, do sức đề kháng suy yếu nên bất cứ bộ phận nào trong hệ tiết niệu của thai phụ đều có thể bị nhiễm khuẩn, kể từ thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Hoặc do tử cung to lên chèn éo bàng quang, niệu quản dẫn đến bị viêm đường tiết niệu ở bà bầu. Viêm đường tiết niệu thường xảy ra ở bàng quang hoặc niệu quản. Trong một vài trường hợp nghiêm trọng, viêm đường tiết niệu có thể xảy ra ở thận, gọi là viêm bể thận cấp tính hay nhiễm trùng thận. Với phụ nữ mang thai, bệnh thường xuất hiện vào đầu tháng thứ tư của thai kỳ. Vậy bà bầu bị viêm tiết niệu phải làm sao?

Bà bầu bị viêm tiết niệu phải làm sao?

Viêm đường tiết niệu có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm thận, suy thận cấp, nhiễm khuẩn huyết,v.v… Chính vì vậy, bà bầu cần phải có sự theo dõi và chăm sóc trực tiếp của các bác sĩ chuyên khoa.

Nguyên nhân bà bầu bị viêm tiết niệu

Một vài nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng viêm đường tiết niệu khi mang thai là:

Sự thay đổi của cơ thể

Sự thay đổi hormone trong cơ thể khi mang thai là nguyên nhân khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào đường tiết niệu gây nhiễm trùng

Sự tăng lên kích thước của tử cung

Tử cung giãn nở trong quá trình mang thai tạo ra áp lực lên bàng quang. Bàng quang của bà bầu bị chèn ép, không kiểm soát được việc tiểu tiện dẫn đến ứ đọng nước tiểu, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập, sinh sôi và phát triển.

Nhiễm khuẩn từ đường ruột

Viêm đường tiết niệu cũng có thể do vi khuẩn từ các bộ phận khác trong cơ thể. Một số vi khuẩn như E.coli trong đường ruột. Vì niệu đạo có vị trí gần trực tràng nên vi khuẩn dễ dàng xâm nhập.

Quan hệ tình dục

Một số vi khuẩn gần âm đạo hoặc các vi khuẩn lây qua đường tình dục có thể đi vào niệu đạo trong quá trình quan hệ.

Liên cầu nhóm B

Liên cầu nhóm B là loại vi khuẩn phổ biến gây ra viêm đường tiết niệu. Bà bầu cần đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và điều trị kịp thời.

Những nguy cơ và dấu hiệu của viêm tiết niệu khi mang thai

Nếu bị viêm đường tiết niệu khi mang thai, bà bầu có thể gặp phải những nguy cơ như:

Nhiễm khuẩn thường

Nhiễm khuẩn thường sẽ không có triệu chứng lâm sàng. Có ít nhất 100.000 vi khuẩn/1ml nước tiểu khi xét nghiệm nước tiểu.

Nhiễm khuẩn tiết niệu thấp/viêm bàng quang cấp

Khi bà bầu bị nhiễm khuẩn tiết niệu thấp sẽ có triệu chứng tiểu buốt, tiểu rắt, nước tiểu sẫm màu. Đôi khi có thể tiểu ra máu. Ngoài ra còn có cảm giác nóng bỏng và rát khi tiểu, người mệt mỏi, khó chịu. Nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến viêm thận – bể thận cấp.

Nhiễm khuẩn tiết niệu cao/viêm thận – bể thận cấp

Trường hợp bà bầu bị nhiễm khuẩn tiết niệu cao sẽ có triệu chứng sốt cao (39 – 40 độ C). Kèm theo mạch đập nhanh, rét run, thể trạng suy sụp nhanh, mệt mỏi li bì, đau vùng thắt lưng (đặc biệt là bên phải). Ngoài ra, có thể có biểu hiện buồn nôn và nôn, nhức đầu, tiểu buốt, tiểu rắt, phù toàn thân. Có khi choáng do urê huyết tăng, rối loạn chức năng thận dẫn đến suy thận cấp.

Viêm cầu thận cấp

Bà bầu bị viêm cầu thận cấp có triệu chứng phù toàn thân, phù trắng ấn lõm, cân nặng tăng nhanh (2 kg/tuần). Thêm vào đó, bà bầu dễ bị tăng huyết áp, tiểu ít, nhức đầu có khi mờ mắt. Nếu để lâu, cả sản phụ và thai nhi có khả năng tử vong.

Suy thận cấp

Khi bị suy thận cấp, thai phụ thường có triệu chứng phù, tiểu ít. Bệnh này khiến cho bé nhẹ cân, có thể gây sảy thai, non tháng hay thai chết lưu (tỷ lệ tử vong cao ở cả mẹ và bé).

Tăng huyết áp do viêm đường tiết niệu khi mang thai

Huyết áp tăng trên 140/80 mmHg thường xuất hiện trong thai kỳ do thiếu máu

Những trường hợp viêm tiết niệu bà bầu thường quan tâm

Phương pháp điều trị viêm tiết niệu khi mang thai

Sử dụng thuốc kháng sinh

Sử dụng thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ. Mẹ bầu sẽ nhanh chóng giảm các triệu chứng chỉ trong vài ngày sử dụng kháng sinh. Tuy nhiên, để tiêu diệt vi khuẩn hoàn toàn, mẹ bầu nên uống đủ liều được kê đơn.

Điều trị tại nhà theo chỉ dẫn của bác sĩ

Trong trường hợp nếu chỉ bị ở thể nhiễm khuẩn tiết niệu không có triệu chứng. Phụ nữ mang bầu có thể điều trị tại nhà dưới sự theo dõi, hướng dẫn của bác sĩ.

Điều trị tại bệnh viện

Nếu mắc thể viêm tiết niệu nặng hơn, bà bầu cần được làm các xét nghiệm đánh giá tình trạng nhiễm khuẩn và kiểm tra xem có bị ảnh hưởng tới thai nhi hay không. Ở lại bệnh viện để được theo dõi và chăm sóc phù hợp.

Thường xuyên kiểm tra, thăm khám, theo dõi thai nhi

Ngoài làm theo hướng dẫn điều trị của bá sĩ, phụ nữ mang thai cần kiểm tra sức khỏe và theo dõi thai định kỳ.

Giữ gìn vệ sinh cá nhân điều trị viêm tiết niệu khi mang thai

Bà bầu không nên nhịn tiểu, giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ. Điều này giúp không cho vi khuẩn có điều kiện sinh sôi, phát triển.

Bà bầu bị viêm đường tiết niệu có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Viêm tiết niệu khi mang thai có thể dẫn đến các biến chứng như tiền sản giật hoặc nhiễm độc thai nghén gây nhiều biến chứng, có thể khiến thai nhi và sản phụ gặp nguy hiểm. Ngoài ra, phụ nữ mang thai khi bị viêm tiết niệu nặng có thể bị suy tuần hoàn, suy hô hấp cấp dẫn đến thai nhi cũng dễ bị suy thai, sinh non. Trường hợp nặng nhất và không điều trị kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của cả bà bầu và thai nhi.

Lưu ý cho bà bầu bị viêm tiết niệu

Những lưu ý thực phẩm cho bà bầu bị viêm tiết niệu:

Viêm tiết niệu nên ăn gì?

Lưu ý cho mẹ bầu bị viêm tiết niệu

Viêm đường tiết niệu nên kiêng gì?

Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc về bà bầu bị viêm tiết niệu phải làm sao? Bà bầu bị viêm tiết niệu có ảnh hưởng đến thai nhi không? Và những lưu ý khi mẹ bầu bị viêm tiết niệu.

Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.

Xem thêm bài viết:

Nguồn: Tổng hợp

Exit mobile version