Site icon Medplus.vn

Bà bầu bị vỡ ối sớm phải làm sao? Có ảnh hưởng tới thai nhi không?

Bà bầu bị vỡ ối sớm phải làm sao

Bà bầu bị vỡ ối sớm phải làm sao

Bà bầu bị vỡ ối sớm phải làm sao?

Túi ối là một túi chất lỏng nằm trong dạ con, có tác dụng bao bọc và nuôi dưỡng thai nhi cho tới khi bé chào đời. Tuy nhiên, vì một vài lý do nào đó mà túi ối có thể bị vỡ sớm (trước 37 tuần mang thai), khiến mẹ phải sinh sớm hơn dự kiến. Vỡ ối sớm gây nên nhiều hậu quả và biến chứng thật nặng nề như nhiễm khuẩn, đẻ non, em bé bị thiếu oxi gây nguy hiểm tới tính mạng người mẹ lẫn con trẻ. Vậy bà bầu bị vỡ ối sớm phải làm sao?

Bà bầu bị vỡ ối sớm được khuyên phải nhanh chóng đến gặp bác sĩ, không được tự ý sử dụng thuốc hay xử lý tùy tiện.

Vỡ ối sớm

Nguyên nhân phổ biến khiến bà bầu bị vỡ ối sớm

Có nhiều yếu tố dẫn đến tình trạng vỡ ối sớm ở phụ nữ mang thai. Một số nguyên nhân phổ biến có thể kể đến như:

1. Nguyên nhân ở mẹ

Vỡ ối sớm thường là vì viêm màng ối thường. Điều này là do nhiễm trùng ở âm hộ, hở eo tử cung, khoang chậu hẹp, dị hình hoặc ngôi thai không thuận. Bọc nước ối do bị chịu sức ép nên dễ dẫn đến tình trạng màng thai bị rách sớm.

2. Nguyên nhân ở thai nhi

Nước ối quá nhiều, đa thai khiến cho sức ép trong khoang tử cung tăng lên, đè lên cổ tử cung khiến cho màng thai bị rách sớm.

3. Một số nguyên nhân khác

Các dấu hiệu khi bà bầu bị vỡ ối sớm

Các triệu chứng của vỡ ối sớm thường dễ nhận biết, điển hình như:

Dấu hiệu rõ ràng nhất của vỡ ối là những cơn co xuất hiện với tần suất thường xuyên trước khi vỡ ối.

Màu sắc và mùi của dịch lỏng cũng là các đặc điểm mà mẹ bầu không thể bỏ qua ngay từ khi xuất hiện những giọt dịch đầu tiên. Dịch màu nâu, xanh lá cảnh báo nguy cơ thai nhi gặp vấn đề về tiêu hóa. Có thể do thai nhi tiêu thụ lượng nước ối bị ô nhiễm khi ở trong tử cung của mẹ. Khi có các dấu hiệu này, mẹ bầu nên đến bệnh viện ngay để bác sĩ thăm khám và có hướng xử lý phù hợp.

Túi ối vỡ làm dịch ối sẽ thoát ra ngoài qua âm đạo. Nhiều mẹ bầu dễ nhầm lẫn giữa dịch ối và són tiểu. Tuy nhiên chúng có điểm khác nhau khi dịch ối không có mùi đồng thời khi vỡ ối, các cơn co thắt tử cung sẽ đi kèm khiến mẹ đau bụng. Đó là dấu hiệu đặc trưng để mẹ bầu phân biệt vỡ ối và són tiểu.

Những tình trạng vỡ ối sớm thường gặp ở bà bầu

Cách xử lý vỡ ối sớm cho mẹ bầu

Cách xử lý khi bà bầu bị vỡ ối sớm

Vỡ ối sớm là tình trạng rất nguy hiểm vì những biến chứng nó có thể gây ra cho cả mẹ và bé. Dưới đây là cách xử lý khi bà bầu vỡ ối sớm.

Lưu ý: 

Các mẹ bầu nên để ý đến màu sắc cũng như mùi của dịch lỏng ngay từ những giọt đầu tiên. Nếu nó có màu nâu hoặc xanh lá, nên lập tức đến bệnh viện để được theo dõi, vì rất có thể em bé của bạn đã gặp vấn đề về tiêu hóa khi lỡ tiêu thụ lượng nước ối đang dần trở nên “ô nhiễm” trong tử cung.

Bà bầu bị vỡ ối sớm có ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi?

Bà bầu bị vỡ ối sớm có ảnh hưởng thai nhi không?

Biến chứng nguy hiểm nhất của việc nước ối vỡ sớm là cuống rốn bị rụng. Điều này sẽ khiến cho thai nhi không còn được cung cấp oxy và dưỡng chất để tiếp tục duy trì sự sống. Vì thế, khả năng bé có thể tử vong là rất cao. Vỡ ối sớm có thể khiến thai nhi tử vong

Nếu cuống rốn không bị rụng thì lúc này, nguy cơ bé bị ngạt thở trong bụng mẹ sẽ xảy ra. Bởi lượng nước ối đã chảy ra hết, tử cung bắt đầu thắt chặt lấy bào thai, gây cản trở nghiêm trọng đến khả năng tuần hoàn máu của cuống nhau. Ngoài ra, nước ối vỡ sớm cũng khiến cho cổ tử cung giãn nở không đều, khiến quá trình “vượt cạn”  kéo dài, gây khó sinh, tử cung bị viêm nhiễm.

Cách phòng tránh vỡ ối sớm cho bà bầu

1. Cung cấp dinh dưỡng đầy đủ để tránh tình trạng bà bầu bị vỡ ối sớm

Sự phát triển của thai nhi chịu nhiều ảnh hưởng từ hoạt động dinh dưỡng của người mẹ. Vì vậy khi mang thai, các mẹ không chỉ nên lưu ý đến chất lượng món ăn, khẩu vị mà còn phải quan tâm đến các thực phẩm có lợi cho cả mẹ bầu và thai nhi. Với một chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý, sức khỏe của mẹ bầu cũng như sự phát triển của thai nhi sẽ được đảm bảo. Từ đó làm giảm nguy cơ vỡ ối sớm.

2. Tránh các tác nhân ảnh hưởng đến bụng của mẹ bầu

Mặc dù thai nhi được bảo vệ bởi nhiều yếu tố khác nhau bên trong cơ thể người mẹ, nhưng lớp màng bao bọc không có tính chất an toàn về mặt vật lí. Vì thế, khi có sự tiếp xúc mạnh, thai nhi non nớt bên trong có thể bị ảnh hưởng. Màng bọc, túi ối do tác động xảy ra biến chứng làm thai nhi buộc phải ra ngoài sớm hơn dự định về thời gian chuyển dạ.

3. Không quan hệ trong những tháng cuối thai kì

Trong những tháng cuối thai kỳ, thai nhi có sự phát triển rõ rệt về kích thước. Màng túi bao bọc cũng sẽ co giãn mà mỏng hơn. Sự tác động nhỏ cũng sẽ khiến ảnh hưởng không ít. Vì vậy, quá trình giao hợp những tháng cuối thai kì sẽ khiến thai nhi không thích nghi được với môi trường. Lực tác động mạnh cũng sẽ khiến thai nhi bị vỡ túi ối và sinh sớm.

4. Không làm việc nặng, không để cơ thể quá mệt mỏi

Việc mang vác các vật nặng sẽ khiến mẹ bầu mất nhiều sức, cảm thấy khó thở. Từ đó khiến oxy cung cấp không đủ cho thai nhi. Tình trạng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.

Đồng thời không nên để bản thân cảm thấy mệt mỏi. Trước quá trình chuyển dạ, năng lượng chính là yếu tố cần thiết để duy trì. Không chỉ vậy về mặt tinh thần cũng phải được đảm bảo ở trạng thái ổn định. Quá căng thẳng và áp lực cũng chính là nguyên nhân khiến cho việc sinh non có khả năng xảy ra cao.

Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ có thể giúp các mẹ giải đáp những thắc mắc về bà bầu bị vỡ ối sớm phải làm sao? Bà bầu bị vỡ ối sớm có ảnh hưởng đến thai nhi không? Cũng như cần phải lưu ý những gì khi vỡ ối sớm trong thai kỳ?

Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để có được một thai kỳ khỏe mạnh, thai nhi hạnh phúc. Đừng quên ghé thăm Medplus hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.

Exit mobile version