Site icon Medplus.vn

Bà bầu có được ăn tôm không? Lưu ý mẹ cần ghi nhớ

Bà bầu có được ăn tôm không? Lưu ý mẹ cần ghi nhớ

Bà bầu có được ăn tôm không? Lưu ý mẹ cần ghi nhớ

1. Bà bầu có được ăn tôm không? 

Bà bầu có ăn được tôm không? Tôm là loại hải sản giàu giá trị dinh dưỡng và rất tốt cho bà bầu. Xét trong 100g tôm chứa 18.4g protein. Ngoài ra tôm còn có vitamin B12, omega 3, canxi, selen… Loại vitamin này giúp chuyển hóa năng lượng trong cơ thể. Omega 3 hỗ trợ trí nhớ, phát triển não bộ thai nhi. Canxi giúp xương chắc khỏe, hình thành hệ thống xương, răng. Selen ngăn ngừa ung thư. Hơn nữa, trong tôm lại không chứa nhiều lượng thủy ngân và tuyệt đối an toàn với bà bầu.

Tôm là loại hải sản giàu giá trị dinh dưỡng và rất tốt cho bà bầu.

2. Lợi ích sức khỏe khi bà bầu ăn tôm

Bà bầu có được ăn tôm không: Cung cấp omega-3

Tôm được biết đến là nguồn axit béo omega-3 quan trọng thứ hai. Axit béo DHA rất quan trọng đối với thai nhi đang phát triển vì nó hỗ trợ sự phát triển của não, hệ thần kinh trung ương và mắt.

Theo một nghiên cứu cho thấy, những bà mẹ mang thai ăn hải sản sẽ sinh ra những đứa trẻ có kỹ năng nhận thức và phát triển thần kinh tốt hơn. Vì cơ thể chúng ta không thể tạo ra các axit béo thiết yếu, chúng ta cần các nguồn như tôm để đáp ứng nhu cầu. Tôm là thực phẩm đáp ứng nhu cầu axit béo đó.

Bà bầu có được ăn tôm không: Cung cấp vitamin và khoáng chất thiết yếu

Canxi, kali, natri và magie là những khoáng chất cần thiết trong thai kỳ. Chúng kích thích sức khỏe của xương và điều chỉnh sản xuất enzyme. 100g tôm tươi cung cấp khoảng 100mg canxi, 300mg phốt pho và 40mg selen. Tôm cũng chứa các vitamin A,D,E,B12 và B3. Canxi và phốt pho rất cần thiết cho xương và răng phát triển. Selen tăng cường khả năng miễn dịch cho mẹ bầu.

100g tôm tươi cung cấp khoảng 100mg canxi.

Bà bầu có được ăn tôm không: Ngừa thiếu máu

Tôm chứa hàm lượng sắt cao. Ăn tôm giúp giảm nguy cơ thiếu máu trong thai kỳ và hỗ trợ cung cấp máu đầy đủ cho thai nhi. Nó cũng làm giảm nguy cơ sinh non.  Tôm là hải sản ít chất béo, có nghĩa là bạn không cần phải lo lắng về việc tăng cân quá mức khi mang thai.

2. Sau chuyển phôi bà bầu nên ăn tôm không?

Có nhiều ý kiến cho rằng, đối với người mới chuyển phôi ăn tôm sẽ gây co thắt tử cung, khiến phôi thai không thể bám và phát triển. Tuy nhiên các chuyên gia khẳng định, quan niệm trên hoàn toàn sai lầm. Chính vì vậy các chị em không nên hoang mang lo lắng, đặc biệt là sau chuyển phôi, sẽ ảnh hưởng đến quá trình làm tổ của phôi thai.Cũng theo các chuyên gia, tôm giàu giá trị dinh dưỡng, không những không nguy hiểm mà còn đóng góp một phần dinh dưỡng tích cực để nuôi dưỡng phôi thai, giúp hình thành tim thai, thai nhi phát triển toàn diện ngay từ trong bụng mẹ.
Tôm giàu giá trị dinh dưỡng.

Vitamin B12 có vai trò thúc đẩy chuyển hóa chất dinh dưỡng từ mẹ sang con, cung cấp lượng dinh dưỡng ổn định để phôi thai bám chắc và phát triển. Đặc biệt còn giúp mẹ giảm được những cơn mệt mỏi, chóng mặt thường thấy sau chuyển phôi.

Sắt có trong tôm đặc biệt tốt, giúp mẹ bổ sung lượng máu bị thiếu hụt bởi sau chuyển phôi ít nhất 14 ngày, mẹ sẽ có hiện tượng mất máu do xuất huyết âm đạo. Đặc biệt omega – 3 có trong tôm sẽ hỗ trợ tối đa để mẹ có thể giảm bớt các triệu chứng mệt mỏi, buồn chán, khó chịu ở 14 ngày đầu.

4. Lưu ý khi bà bầu ăn tôm

Như vậy thắc mắc bà bầu có ăn được tôm không đã được giải đáp. Hi vọng thông qua bà viết này mẹ bầu sẽ tìm được những thông tin hữu ích liên quan đến dinh dưỡng thai kỳ.

Xem thêm bài viết:

Đừng quên ghé MedPlus.vn mỗi ngày để cập nhật thêm nhiều tin tức tổng hợp nhé!

Exit mobile version