Site icon Medplus.vn

Bà bầu không nên ăn gì? Top 7 thực phẩm bà bầu không nên ăn

1. Bà bầu không ăn thủy hải sản chứa thủy ngân

Bà bầu không nên ăn hải sản chứa thủy ngân. Cá mập, cá ngừ đóng hộp là một trong loại thực phẩm nằm trong danh sách chứa hàm lượng thủy ngân cao, ảnh hưởng không tốt cho sự phát triển của thai nhi. Nếu mẹ bầu ăn thực phẩm này, thủy ngân tích tụ có thể làm tổn thương não bộ, thính giác và thị lực của trẻ. Vì vậy tốt hơn hết mẹ bầu nên tránh những loại thủy hải sản có hàm lượng thủy ngân cao. Ngoài ra, khi chế biến cần được làm sạch và nấu chín.

Ăn thực phẩm chứa thủy ngân tích tụ có thể làm tổn thương não bộ, thính giác và thị lực của trẻ.

2. Bà bầu không nên ăn đu đủ xanh

Vì sao bà bầu không nên ăn đu đủ xanh ? Đu đủ xanh là loại trái cây “khắc tinh” của mọi bà bầu. Nó chứa nhiều chất latex gây co thắt tử cung, kích thích chuyển dạ và sinh non. Bà bầu nên tránh tuyệt đối các món ăn có nguyên liệu là đu đủ xanh như gỏi, nộm.

Đu đủ xanh gây hại cho sức khỏe bà bầu.

Tuy vậy, đu đủ chín thì lại rất tốt cho sức khỏe bà bầu và thai nhi. Nó không chỉ giúp mà bà bầu tránh chứng ợ nóng mà còn giúp đẹp da.

3. Bà bầu không nên ăn nhãn

Nhãn trái cây chứa nhiều khoáng chất, vitamin A, C, kali, photpho, magie và sắt rất tốt cho cơ thể. Nhưng đối với phụ nữ mang thai lại không nên ăn nhãn. Khi phụ nữ mang thai, thân nhiệt tăng lên mà quả nhãn lại có tính nóng, phụ nữ mang thai ăn vào sẽ tăng nhiệt cho thai, gây ra khí huyết không ổn định, đầy hơi, chóng mặt, nôn ói. Nếu ăn nhiều nhãn sẽ xuất hiện hiện tượng đau bụng, xuất huyết gây ra tình trạng dọa sảy, sảy thai, sinh non.

4. Bà bầu không nên ăn măng tươi

Bà bầu sẽ có nguy cơ thiếu sắt nếu ăn măng bởi trong măng có chất hạn chế hình thành máu, gây thiếu máu ở bà bầu. Ngoài ra, ăn măng tươi là nguyên nhân dẫn tới chứng đầy hơi, khó tiêu, đầy bụng ở bà bầu. Măng có chứa glucozit. Chất này khi vào trong dạ dày sẽ bị phân hủy sinh ra acid xyanhydric dễ gây ngộ. Một số các triệu chứng ngộ độc khi ăn măng như: đau đầu, nôn ói, khó thở, tụt huyết áp…  

5. Bà bầu không nên ăn dưa muối

Trong giai đoạn mang thai cũng tuyệt đối không ăn dưa muối xổi vì chất nitrat tồn dư trong dưa muối xổi có thể gây hại cho cơ thể. Dưa muối chứa nhiều nitrate, ăn vào rất có hại cho cơ thể.

Bà bầu bị cao huyết áp, thận hoặc phải kiêng muối không nên ăn dưa muối vì chứa nhiều muối. Ăn vào sẽ kích thích uống nước nhiều dẫn đến tăng huyết áp.

6. Bà bầu không nên ăn rau sam

Rau sam là một trong những thực phẩm bà bầu không nên ăn khi mang thai. Trong rau sam có protein, chất béo, magie, vitamin nhóm B, kali, canxi…Đặc biệt là rau sam có hàm lượng omega 3 cao hơn các loại thực vật khác. Rau sam có tính hàn, vị chua, dễ ăn, có tính giải nhiệt tốt và trừ giun…

Những người đã từng phá thai, bà bầu tránh ăn rau sam.

Nhiều bà bầu đã sử dụng rau sam như một món ăn thanh nhiệt. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của các chuyên gia, rau sam mang tính hàn nên trong giai đoạn đầu của thai kỳ, nhất là những người đã từng phá thai, bà bầu tránh ăn rau sam. Rau sam sẽ khiến co cơ trơn tử cung, nên thai phụ cần hạn chế sử dụng. Tuy nhiên, nếu đang trong giai đoạn sắp sinh bà bầu có thể ăn một chút sẽ dễ dàng hơn cho việc sinh nở.

7. Bà bầu không nên ăn rau răm

Rau răm là loại rau được dùng như một loại gia vị của nhiều món ăn của người Việt Nam.

Theo Đông y, rau răm là loại rau có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm. Ăn rau răm có tác dụng làm ấm bụng, tiêu thực, kích thích tiêu hóa, sát trùng, tán hàn. Nhờ có vị cay tính ấm, tiêu thực, kích thích tiêu hóa nên rau răm thường được dùng ăn cùng trứng vịt lộn, các loại cháo để kích thích khẩu vụ giúp ngon miệng.

Bà bầu không nên ăn rau răm bởi ăn nhiều sẽ dễ bị mất máu, co bóp tử cung dễ gây sảy thai. Do đó, bà bầu chỉ ăn rau răm ít và không được ăn nhiều. Đối với phụ nữ có thai 3 tháng đầu thì nên hạn chế ăn rau răm.

Ăn rau răm dễ bị mất máu, co bóp tử cung dễ gây sảy thai.

7. Bà bầu nên kiêng ăn ớt, gừng

Gừng ớt gây nóng trong nên dễ gây hiện tượng táo bón, mỏng mạch máu gây ra hiện tượng máu đóng cục. Phụ nữ đang trong thời kỳ ốm nghén có thể sử dụng gừng để giảm ốm nghén. Tuy nhiên không được sử dụng quá 4 ngày. Lưu ý với các bà bầu khi chế biến thực phẩm không cho nhiều gia vị ớt, không ăn cay, nóng sẽ gây hại cho thai nhi.

Gừng ớt gây nóng trong nên dễ gây hiện tượng táo bón.

Xem thêm bài viết:

Nguồn tham khảo: tổng hợp

Đừng quên ghé MedPlus.vn mỗi ngày để cập nhật thêm nhiều tin tức tổng hợp nhé !

Exit mobile version