Bà bầu uống nước cốt dừa được không?
Nước cốt dứa được xem như một thành phần cực quan trọng tạo nên sự hấp dẫn của các món ăn. Nước cốt dừa có màu trắng đục, mùi vị sánh đặc, béo, thơm và ngọt thanh do có nhiều dầu dừa. Nước cốt dừa được sử dụng rộng rãi trong ẩm thực tại nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước Đông Nam Á như Việt Nam, Indonesia, Malaysia. Vậy bà bầu uống nước cốt dừa được không?
Theo các chuyên gia, các thực phẩm từ dừa, đặc biết là nước cốt dừa nếu uống đúng cách sẽ rất có lợi cho cả mẹ và bé. Bà bầu uống nước cốt dừa có rất nhiều công dụng như tăng lưu thông máu, giảm táo bón, thiếu máu, tăng lưu thông máu, và thúc đẩy sản xuất sữa ở thai phụ
Thành phần dinh dưỡng có trong nước cốt dừa
Trong thai kỳ, bà bầu uống nước cốt dừa có rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết. Dưới đây là thành phần dinh dưỡng có trong nước cốt dừa.
Cacbohydrate
Calorie
Protein
Chất béo
Sắt
Canxi
Các loại vitamin B
Một cốc nước cốt dừa thông thường có thể chứa 900 calories, 80 g chất béo (50 g chất béo bão hòa), 8 g protein và 32 g carbohydrate.
5 tác dụng khi bà bầu uống nước cốt dừa
1. Tăng lưu thông máu
Trong giai đoạn mang thai, lưu lượng máu ở bà bầu lên đến 50%. Vì vậy, sưng phù chân và đau nhức là những biểu hiện thường thấy nếu máu lưu thông kém. Để giải quyết tình trạng này, bà bầu uống nước cốt dừa là sự lựa chọn tốt, giúp tăng lưu thông khí huyết.
2. Giảm nguy ngơ thiếu máu
Thiếu máu là bệnh thường thấy ở phụ nữ mang thai. Trong trường hợp chán ăn, bà bầu uống nước cốt dừa sẽ giúp tăng năng lượng, dinh dưỡng và cung cấp đủ lượng sắt cần thiết. Vì vậy nước cốt dừa sẽ giảm nguy cơ thiếu máu hiệu quả.
3. Giảm tình trạng ốm nghén
Ốm nghén là giai đoạn khó khăn nhất đối với hầu hết các bà bầu. Mẹ bầu mắc ốm nghén uống nước cốt dừa giúp giảm tình trạng nghén rất tốt. Nguyên nhân là do chất dầu trong dừa có tác dụng tốt trong việc giảm chóng mặt, buồn nôn.
4. Chống táo bón và ổn định tiêu hóa
Chất nhuận tràng trong dừa có khả năng chống táo bón và cải thiện hệ tiêu hóa. Các bà bầu lo ngại vấn đề táo bón có thể kết hợp dùng thêm nước dừa để giảm tỉ lệ mắc táo bón hiệu quả.
5. Hỗ trợ quá trình sản xuất sữa mẹ
Trong tam cá nguyệt thứ 2 và thứ 3 của thai kỳ, bà bầu uống nước cốt dừa sẽ phát huy hiệu quả công dụng sản xuất sữa mẹ. Chất axit trong dừa có chức năng hỗ trợ quá trình hình thành sữa mẹ và cơ chế tiết sữa mẹ
Cách làm nước cốt dừa tại nhà cho bà bầu
Nguyên liệu
- Dừa già: 2 trái hoặc 1kg cùi dừa già.
- Nước sôi để nguội: 500ml
- Dao nhọn
Cách làm
Bước 1:
– Nếu không có nhiều thời gian, mẹ bầu có thể mua sẵn cùi và nước dừa đã được sơ chế sẵn ngoài chợ. Nếu không, áp dụng các bước sau để sơ chế dừa tại nhà nhé.
– Mẹ bầu có thể hãy đeo găng tay dày để tránh bị vật nhọn gây thương tích khi chặt dừa.
– Dùng dao hoặc vật nhọn đục lỗ ở hai mắt dừa, trút hết nước ra khỏi trái.
– Dùng dao lớn chặt đôi trái dừa rồi đem dừa hơ trên lửa hoặc cho vào lò vi sóng nướng khoảng 10 phút để công đoạn tách vỏ dễ dàng hơn. Tiếp tục dùng dao nhọn để tách riêng lấy lớp cùi dừa.
Bước 2:
– Sau khi đã tách được cùi ra, mẹ bầu cạo bỏ hết lớp vỏ màng nâu để nước cốt dừa khi thành phẩm không bị chát và có màu đẹp hơn. Đem cùi dừa rửa sạch, để ráo nước.
Bước 3:
– Đem cùi dừa cắt nhỏ thành hạt hoặc có thể dùng nạo để nạo nhỏ cùi dừa. Mẹ bầu cắt cùi dừa càng nhỏ thì khi xay mình càng thu được nhiều nước cốt và quá trình xay cũng nhanh, dễ dàng hơn. Phần nước cốt còn được gọi là sữa dừa.
– Sau khi đã cắt nhỏ cùi dừa xong, mẹ bầu cho vào máy xay cùng nước dừa, 500ml nước sôi để nguội xay nhuyễn.
Bước 4:
– Sau khi xay xong, dùng rây hoặc vải sạch (nên dùng vải màn sạch) lọc để thu lấy nước cốt, loại bỏ xác dừa.
Bước 5:
– Cho nước cốt dừa vào nồi rồi đun trên lửa nhỏ đến khi sôi, mẹ bầu cho thêm nửa muỗng cà phê muối vào, khuấy đều rồi tắt bếp là hoàn thành.
Một số lưu ý khi bà bầu uống nước cốt dừa
Nếu bạn chưa sử dụng hết phần nước cốt dừa thì bạn nên bảo quản nó thật kĩ để tránh những phản ứng hóa học xảy ra sẽ làm nó nhanh hỏng hơn.
Hàm lượng chất béo trong cốt dừa rất cao nên thường nhanh hỏng. Chính vì thế mà bạn nên sử dụng lọ thủy tinh đậy kín nắp bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh thì có thể bảo quản được từ 2-3 tuần.
Mẹ bầu chỉ nên uống nước cốt dừa vừa phải (chỉ nên 2 lần/tuần và 1 cốc/lần). Tránh lạm dụng vì sẽ gây những tác dụng phụ không mong muồn.
Tuy nhiên, vì nước cốt dừa chứa nhiều chất béo nên dễ gây đầy bụng, các mẹ đang ốm nghén uống nước cốt dừa khả năng khó tiêu và tệ hơn tình trạng ốm nghén.
Qua những thông tin mà Medplus đã tổng hợp, mong rằng đã giải đáp những thắc mắc về bà bầu uống nước cốt dừa được không, thành phần dinh dưỡng, tác dụng, cách làm và một số lưu ý khi uống nước cốt dừa cho bà bầu.
Đừng quên ghé thăm Medplus hàng ngày để cập nhật những tin tức mới nhất về sức khỏe bạn nhé!
Xem thêm:
- Bà bầu ăn cá trích được không? 4 lợi ích cho sức khỏe bà bầu
- Bà bầu uống nước tăng lực được không? 5 tác hại cho sức khỏe bà bầu
- Bà bầu ăn cá nóc được không? 2 tác hại “chết người” của cá nóc
- Bà bầu ăn bò khô được không? 4 tác hại cho sức khỏe bà bầu
Nguồn: Tổng hợp